1.TỔNG QUAN
Mụn cóc thông thường là những nốt mụn nhỏ, sần sùi trên da, thường xuất hiện trên ngón tay hoặc bàn tay . Khi chạm vào, mụn cóc thông thường cũng thường có mô hình các chấm nhỏ màu đen, là các mạch máu nhỏ và đông lại.
Mụn cóc thông thường do vi rút gây ra và lây truyền tiếp xúc trực tiếp. Mụn cóc phát triển sau khi da tiếp xúc với vi rút. Đa số mụn cóc thông thường đều là vô hại và sẽ tự biến mất sau một thời gian. Nhưng nhiều người muốn bỏ chúng vì gây khó chịu và mất thẩm mỹ
2.TRIỆU CHỨNG
a) Các triệu chứng
- Mụn thịt nhỏ, sần sùi;
- Có màu da, trắng, hồng hoặc nâu;
- Thô cứng khi chạm vào;
- Đôi khi là các đốm đen – tập hợp các mạch máu nhỏ bị vón cục.
b) Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
- Nốt mụn gây đau đớn hoặc không ngừng tăng trưởng lớn hơn, thay đổi về màu sắc;
- Đã điều trị mụn cóc nhiều lần nhưng không khỏi, thậm chí là lan rộng hơn hoặc tái phát;
- Mụn cóc gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày;
- Không chắc liệu đó có phải là mụn cóc hay không;
- Nhiều mụn cóc bắt đầu xuất hiện ở người trưởng thành (cho thấy hệ miễn dịch đang gặp vấn đề).
3.NGUYÊN NHÂN
Mụn cóc thông thường là do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Loại virus này khá phổ biến và có hơn 150 chủng khác nhau, nhưng chỉ có một vài nhóm trong số đó là nguyên nhân gây ra mụn cóc.
Một số chủng virus HPV bị lây qua đường tình dục, tuy nhiên hình thức truyền nhiễm chính là khi tiếp xúc da kề da hoặc thông qua các vật thể chung, chẳng hạn như khăn lau.
Virus thường xâm nhập màu cơ thể qua các vết thương hở trên da, bao gồm vết xước quanh móng tay hoặc chỗ bị sây sát (trầy). Vì vậy mà thói quen cắn móng tay cũng có thể khiến mụn cóc lan rộng trên đầu ngón tay và xung quanh khu vực này.
Khi da của bạn đã tiếp xúc với virus, mụn cóc sẽ hình thành và phát triển trong vòng từ 2 – 6 tháng. Hệ miễn dịch của mỗi người sẽ phản ứng với virus HPV theo cách khác nhau, do đó không phải ai tiếp xúc với chúng cũng đều bị mụn cóc.
4.YẾU TỐ NGUY CƠ
Những người có nguy cơ cao phát triển mụn cóc thông thường bao gồm:
- Trẻ em và thanh niên: Do cơ thể chưa tạo ra khả năng miễn dịch với virus hoàn chỉnh;
- Người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như: Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDShoặc đã trải qua cấy ghép nội tạng.
5.CHẨN ĐOÁN
- Kiểm tra mụn cóc;
- Cạo lớp trên cùng của mụn cóc để kiểm tra đối với những nốt chấm tối màu do mạch máu bị vón cục;
- Sinh thiết một phần nhỏ của mụn cóc và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích nhằm loại trừ các bệnh lý về da khác;
6.XỬ TRÍ
Dựa trên vị trí của mụn cóc, triệu chứng và mong muốn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định chữa mụn cóc theo những cách sau:
- Thuốc lột mạnh có chứa axit salicylic,Chất trị mụn cóc này có tác dụng loại bỏ từng lớp mụn cóc với cường độ mạnh. Các nghiên cứu cho thấy axit salicylic sẽ phát huy hiệu quả cao hơn khi kết hợp với liệu pháp đông lạnh.
- Đóng băng (liệu pháp đông lạnh) Bác sĩ sẽ chấm nitơ lỏng vào mụn cóc của bệnh nhân để đóng băng chúng lại. Sau đó các mô chết sẽ bong ra trong vòng ít nhất một tuần. Phương pháp này cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch của bạn chống lại virus gây mụn cóc và cần được tiến hành lặp lại vài lần. Tác dụng phụ của liệu pháp áp lạnh là đau, phồng rộp và đổi màu da ở vùng được điều trị. Do đó kỹ thuật này thường không được áp dụng để điều trị mụn cóc ở trẻ nhỏ.
- Các axit khác.Trường hợp mụn cóc không đáp ứng với axit salicylic hoặc liệu pháp đóng băng, bác sĩ có thể thử cạo bề mặt của mụn cóc và sau đó bôi axit trichloroacetic bằng que gỗ. Phương pháp này đòi hỏi phải được lặp lại ít mỗi tuần hoặc lâu hơn, với tác dụng dụng là cảm giác nóng rát và châm chích.
- Tiểu phẫu, Các mô khó chịu sẽ bị cắt bỏ và có thể để lại sẹo sau điều trị.
- Chiếu tia laser, Tia laser sẽ đốt cháy các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mụn cóc, khi các mô chết đi thì mụn cóc cũng sẽ rơi ra. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này chưa cao và có thể gây đau cũng như để lại sẹo.
Leave a Reply