Tầm soát PSA cho ung thư tuyến tiền liệt

Tầm soát PSA cho ung thư tuyến tiền liệt: Công bố khuyến cáo của USPSTF (Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ) năm 2018

Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ đã cập nhật khuyến cáo tầm soát ung thư tuyến tiền liệt rằng các nhà lâm sàng cần cá thể hóa việc tầm soát PSA cho nam giới tuổi từ 55 đến 69

Đây là cập nhật cuối cùng của hướng dẫn nháp công bố vào năm 2017. Các bình luận công khai và nghiên cứu mới không thay đổi kể từ năm 2017.

Khuyến nghị chính

  • Đối với đàn ông trung niên (tuổi từ 55-69), USPSTF khuyến nghị các nhà lâm sàng thảo luận về lợi ích và nguy cơ của việc tầm soát; quyết định tầm soát PSA cần được cá thể hóa [mức độ C]
  • USPSTF khuyến nghị chống lại việc tầm soát PSA ở đàn ông lớn tuổi (≥70 tuổi) [mức độ D]

Bàn luận

Sự thay đổi từ khuyến nghị chống lại (năm 2012) đến khuyến nghị mang tính chất trung lập (năm 2018) về việc tầm soát PSA ở đối tượng đàn ông trung niên phản ánh sự cân bằng ngày càng rõ ràng hơn giữa vấn đề lợi ích và nguy cơ.

Quan điểm này dựa trên dữ liệu 13 năm theo dõi từ nghiên cứu ERSPC tiến hành tại châu Âu (Lancet 2014; 384:2027) và xu hướng ngày càng gia tăng của việc giám sát chủ động hơn là điều trị ‘mạnh tay’ đối với ung thư mức độ nhẹ (định nghĩa: điểm Gleason ≤6) ở nam giới.

Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ tầm soát PSA sẽ tăng, dựa trên cách tiếp cận cùng đưa ra quyết định giữa bệnh nhân-bác sĩ, trái ngược với xu hướng giảm mạnh sau khuyến cáo năm 2012 của USPSTF.

Tuy nhiên, mặc dù đã có các kết quả khả quan về mặt thống kê từ nghiên cứu ở châu Âu, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân vẫn không có sự khác biệt giữa nhóm được tầm soát và nhóm đối chứng, và chỉ tránh được 1/1000 trường hợp mắc ung thư tuyến tiền liệt trong khoảng thời gian 13 năm theo dõi.

  • Lợi ích tuyệt đối còn rất nhỏ
  • Kết quả tầm soát dương tính giả còn phổ biến. Hệ lụy là sinh thiết quá mức, chẩn đoán quá mức và các biến chứng từ việc điều trị quá mức.

Tài liệu tham khảo:

1. US Preventive Services Task Force. Screening for prostate cancer: US Preventive Services Task Force recommendation statement. JAMA2018 May 8; 319:1901. (https://doi.org/10.1001/jama.2018.3710)

2. Fenton JJ et al. Prostate-specific antigen–based screening for prostate cancer: Evidence report and systematic review for the US Preventive Services Task Force.JAMA2018 May 8; 319:1914. (https://doi.org/10.1001/jama.2018.3712)

3. Carter HB. Prostate-specific antigen (PSA) screening for prostate cancer: Revisiting the evidence. JAMA2018 May 8; 319:1866. (https://doi.org/10.1001/jama.2018.4914)

yhoc360.vn

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*