12 câu hỏi và trả lời về bệnh Gout

12 câu hỏi và trả lời về bệnh Gout

12 câu hỏi và trả lời về bệnh Gout

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout là gì? 

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán ACR/EULAR 2015

Tiêu chuẩn chẩn đoán ACR/EULAR 2015 trên lâm sàng đạt độ nhạy 0,85 và độ đặc hiệu 0,78.

2. Biểu hiện lâm sàng của Gout bao gồm. 

– Viêm khớp bùng phát thường xuyên ( bùng phát Gout)

– Bệnh khớp mạn tính

– Tích tụ các tinh thể urate hình thành các cục sạn dưới da (Tophi)

– Sỏi thận ( sỏi acid uric)

3. Cơn đau gây ra do Gout. 

Cơn đau do gout gây ra phổ biến nhất là ngón chân cái, ngoài ra còn xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Ở các khớp bị tổn thương sẽ có hiện tượng sưng, đỏ, không chịu được lực ép và sờ vào các khớp bị viêm, kèm theo là cảm giác “nóng”. Cơn đau có xu hướng xảy ra bất ngờ và sẽ đạt đỉnh điểm trong vòng 4-12h.

4. Acid uric và Gout. 

Bệnh gout xảy ra khi acid uric kết tinh trong khớp. Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa Purines. Purines là một chất quan trọng và được tìm thấy trong tất cả các mô của con người, protein và một số loại thực phẩm. Trong điều kiện bình thường thì acid uric hòa tan trong máu, được lọc qua thận và bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

5. Nồng độ acid uric trong máu. 

Đàn ông: 3,4-7,0 (mg/dL) hoặc 202-416 ( mcmol/L)

Phụ nữ: 2,4-6,0 (mg /dL) hoặc 143-357 (mcmol/L)

Trẻ em: 2,0-5,5 (mg /dL) hoặc 119-327 ( mcmol /L)

Các tinh thể acid urid hình thành trong khớp dù ở mức dưới 7 mg/dL và mức acid uric nằm trong phạm vi bình thường của các tham chiếu, nhưng vẫn có khả năng dẫn đến Gout, đặc biệt là ở nam giới.

6. Nguyên nhân nào gây ra giá trị acid uric cao? 

– Cơ địa khác nhau của mỗi cá nhân trong việc sản xuất và loại bỏ acid uric.

– Các điều kiện thuận lợi gây ra tăng acid uric:

+ Sự tăng sinh tế bào không kiểm soát với các loại ung thư ( ung thư bạch cầu…) hoặc điều trị ung thư, tan máu bẩm sinh (Thalassemia ), thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm hoặc suy tim.

+ Nghiện rượu, bệnh gan ( xơ gan), béo phì, suy giáp, bệnh vảy nến…

+ Suy dinh dưỡng, ngộ độc chì.

+ Một loại rối loạn di truyến hiếm gặp là hội chứng Lesh- Nyhan.

– Các loại thuốc gây tăng acid uric: vitamin C ( Acid Ascorbic) , một số thuốc lợi tiểu, Aspirin liều thấp (75-100mg/ngày), Niacin, Warfarin; Levodopa, Cylosporine…

– Các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao, như các cơ quan của động vật ( gan, não),thịt đỏ ( thịt bò, thịt cừu), thịt thú săn ( nai và nai sừng tấm), một số hải sản (cá mòi, cá trích, sò điệp) và bia.

7. Acid uric cao có phải là bạn bị Gout?

Nếu nồng độ acid uric của bạn cao không có nghĩa là bạn bị gout. Nồng độ acid uric cao của bạn cao nhưng bạn không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, bạn không cần dùng bất kỳ loại thuốc nào để giảm acid uric, thay vào đó hãy xem xét về thay đổi lối sống.

8. Xét nghiệm acid uric trong máu có thể chẩn đoán Gout?

Câu trả lời là KHÔNG. Không phải cứ giá trị xét nghiệm acid uric của bạn cao là bạn bị Gout. Xét nghiệm dịch khớp là phương pháp duy nhất chẩn đoán Gout, quan trọng nhất là tìm được tinh thể acid uric trong dịch khớp.

9. Acid uric và nước tiểu có liên quan đến nhau?

Acid uric có thể đo bằng nước tiểu. Phương pháp định lượng acid uric niệu trong vòng 24h, có thể giúp bác sĩ xác định xem cơ thể bạn đang tạo ra quá nhiều acid uric hay do thận bị giảm bài tiết.

10. Nồng độ acid uric thay đổi trong ngày?

Nồng độ acid uric trong cơ thể thay đổi theo từng khoảng thời gian trong ngày. Nồng độ acid uric cao vào buổi sáng và giảm vào lúc chiều tối.

11. Tại sao Gout thường bắt đầu từ bàn chân? 

– Yếu tố Nucleation (chuyển pha): Vị trí của bệnh Gout phụ thuộc vào nơi hình thành các tinh thể natri urat- hay còn gọi là muối acid uric (Monosodium Urate – MSU). Quá trình Nucleation phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đầu tiên là yếu tố nhiệt độ, độ hòa tan của của acid giảm khi nhiệt độ giảm, từ đó dẫn đến tăng cường sự hình thành các tinh thể natri urat. Do đó các khớp ngón tay và ngón chân là nơi tập trung sự hình thành nhiều tinh thể urat – khi nhiệt độ giảm (ban đêm) các mạch máu ngoại vi ở các chi co lại và làm giảm lượng máu đến các chi ( bàn tay, bàn chân), đồng thời cũng làm giảm lượng nhiệt. Tiếp theo, chấn thương và pH cũng ảnh hưởng đến sự hình thành tinh thể muối acid uric.

– Tổn thương sụn và viêm khớp : Có sự tương quan giữa các vị trí của viêm khớp và tổn thương sụn với những trường hợp có tinh thể acid uric cao. Đó là lý do tại sao các yếu tố làm cho đốt (ngón) của khối xương bàn chân dễ bị viêm khớp sẽ dẫn đến khả năng làm tăng lắng đọng của các tinh thể acid uric.

12. Điều trị Gout như thế nào? 

Hướng dẫn kiểm soát Gout cấp tính và tái phát của ACP 2017 (Hiệp hội bác sĩ nội khoa Hoa Kỳ)

ACP khuyến cáo rằng có thể kiểm soát tốt một cơn Gout cấp với các thuốc như Corticosteroid, NSAID và Colchicin liều thấp.

– Đối với bệnh nhân không có chống chỉ định, ACP khuyến cáo nên dùng các loại corticosteroid (prednisolone 35 mg trong 5 ngày) như 1 liệu pháp đầu tay vì chi phí thấp và có dữ liệu an toàn.

– Nếu sử dụng Colchicin: Liếu thấp (1,2 mg và sau 1 giờ dùng 0,6 mg) hiệu quả tương đương với liều cao (1,2 mg, sau đó là 0,6 mg/giờ trong 6 giờ) đồng thời liều thấp ít gây ra tác dụng phụ hơn trên hệ tiêu hóa.

– NSAID: Bất kỳ NSAID nào cũng có thể sử dụng, không có sự khác biệt giữa các tác nhân, kể cả Indomethacin.

– Febuxostat 40 mg/ngày và Allopurinol 300 mg/ngày hiệu quả tương đương nhau trong việc làm giảm urat huyết thanh.

Dùng Colchicin liều thấp và NSAID liều thấp dự phòng có thể làm giảm tần suất các cơn gout cấp tính ở bệnh nhân bắt đầu điều trị giảm urate.

Nguồn: [1] [2] [3] [4]
Người dịch: Nguyễn Minh Thành

5/5 - (2 bình chọn)

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*