Tóm tắt hướng dẫn điều trị Trào ngược dạ dày-thực quản ở trẻ em 2018

I. Định nghĩa

Khuyến cáo sử dụng định nghĩa sau dành cho GER/ GERD ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • GER: con đường lưu thông các chất từ dạ dày đến thực quản, kèm hoặc không kèm theo trào ngược và nôn.
  • GERD: khi GER dẫn đến một số triệu chứng khó chịu và/hoặc các biến chứng.
  • GERD kháng trị: GERD không đáp ứng điều trị tối ưu sau 8 tuần.

II. Chẩn đoán can thiệp cho GERD

2.1 Các đề nghị KHÔNG sử dụng cho chẩn đoán GERD đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Phép thăm dò bằng barium cản quang và siêu âm (trừ khi để loại trừ bất thường về mặt giải phẫu).
  • Siêu âm
  • Nội soi dạ dày-thực quản (trừ khi cần kết hợp với sinh thiết để đánh giá các biến chứng của GERD hoặc khi nghi ngờ bệnh niêm mạc tiềm ẩn và trước khi nâng bậc thang trị liệu)
  • Thử pepsin trong nước bọt
  • Các chỉ dấu sinh học ngoài thực quản
  • Đo áp lực thực quản (chỉ cân nhắc khi nghi ngờ rối loạn nhu động)
  • Sử dụng y học hạt nhân
  • Thử nghiệm nuôi ăn qua môn vị/hỗng tràng
  • Điều trị thử nghiệm bằng PPI, kể cả với bệnh nhân biểu hiện triệu chứng ngoài thực quản

2.2 Đề nghị sử dụng pH-MII trong việc phân biệt NERD (trào ngược không viêm thực quản), thực quản quá mẫn và ợ nóng do bất thường chức năng ở bệnh nhân cho kết quả nội soi bình thường.

Khi kĩ thuật pH-MII (đo pH kèm đo trở kháng trong lòng ống thực quản bằng nhiều kênh) không có sẵn, nên xem xét sử dụng máy đo pH chỉ để:

  • Tìm mối liên hệ giữa các triệu chứng khó chịu dai dẳng với các biến cố trào ngược acid dạ dày thực quản
  • Làm rõ vai trò của trào ngược acid trong nguyên nhân gây viêm thực quản và các dấu hiệu, triệu chứng khác gợi ý GERD
  • Xác định hiệu lực của liệu pháp ức chế acid

III. Điều trị không dùng thuốc

1. Đề nghị đối với trẻ sơ sinh mắc GERD

  • Cho ăn đặc để điều trị các triệu chứng trào ngược/nôn có thể thấy được
  • Điều chỉnh lượng thức ăn và số lần ăn tùy theo độ tuổi và cân nặng để tránh ăn quá nhiều
  • Thử nghiệm 2-4 tuần công thức protein đã phân giải (hoặc acid amin) khi nghi ngờ GERD và thất bại với liệu pháp không dùng thuốc tối ưu
  • Khuyến cáo không sử dụng liệu pháp tư thế (ví dụ: đặt cao đầu, nằm một bên và nằm sấp) để điều trị triệu chứng ở trẻ sơ sinh lúc ngủ
  • Không sử dụng liệu pháp mát-xa

2. Đề nghị đối với trẻ nhỏ mắc GERD

  • Cân nhắc sử dụng nâng cao đầu hoặc nằm nghiêng bên trái để điều trị triệu chứng
  • Không sử dụng các biện pháp can thiệp lối sống hoặc trị liệu bổ sung như prebiotic, probiotic hoặc dược liệu
  • Thông tin cho người chăm sóc và trẻ em rằng việc tăng cân quá mức có liên quan đến đến sự gia tăng tỷ lệ mắc GERD
  • Khuyến cáo cung cấp các sự hỗ trợ và giáo dục cho bệnh nhân/người chăm sóc trẻ như một phần của việc điều trị GERD

IV. Điều trị dùng thuốc

1. Các đề nghị

  • Không sử dụng antacid/alginat điều trị lâu dài ở trẻ em
  • Sử dụng kháng H2 trong điều trị trào ngược liên quan đến viêm thực quản ăn mòn ở trẻ sơ sinh và trẻ em nếu PPI không sẵn có hoặc chống chỉ định
  • Không sử dụng kháng H2 hoặc PPI ở bệnh nhân có các triệu chứng ngoài thực quản (ho, thở khò khè, hen) trừ khi có sự hiện diện các triệu chứng điển hình và/hoặc xét nghiệm chẩn đoán gợi ý GERD
  • Xem xét sử dụng baclofen trước khi phẫu thuật ở đối tượng thất bại với điều trị dùng thuốc
  • Không sử dụng domperidon hoặc metoclopramid trong điều trị GERD ở trẻ em
  • Không sử dụng các thuốc hỗ trợ nhu động khác (ví dụ erythromycin, bethanechol) trong điều trị đầu tay.

2. Các khuyến cáo

  • Sử dụng PPI là phương pháp điều trị đầu tay viêm thực quản ăn mòn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc GERD
  • Không sử dụng kháng H2 hoặc PPI cho điều trị khóc/khó chịu ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh
  • Không dùng kháng H2 hoặc PPI cho điều trị chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh
  • Điều trị kéo dài 4-8 tuần bằng kháng H2 hoặc PPI cho các triệu chứng điển hình (ợ nóng, đau sau xương ức hoặc đau thượng vị)
  • Đánh giá hiệu lực điều trị và loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng nếu trẻ không đáp ứng với liệu pháp điều trị tối ưu trong 4-8 tuần
  • Đánh giá thường xuyên về nhu cầu tiếp tục điều trị ức chế acid dài hạn

Tài liệu tham khảo

Rachel Rosen, et al. Pediatric Gastroesophageal Reflux Clinical Practice Guidelines: Joint Recommendations of the North American Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition and the European Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition. Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition. 2018; 66(3), 516–554. doi:10.1097/mpg.0000000000001889.

Theo thongtinthuoc.com

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*