Các đường mổ cơ bản

Các đường mổ cơ bản gồm các đường mổ ở các vị trí khác nhau trên ổ bụng đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh, dựa vào kiến thức này giúp các phẫu thuật viên ngoại khoa có thể đi vào ổ bụng một cách tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến các vùng khác.

Từ “incision” bắt nguồn từ tiếng Latinh (in + cidere = incisio). Một đường rạch để mở bụng có thể là đường rạch dọc, chéo hay ngang. Các đường mổ cơ bản

1. Đường rạch dọc

duong rach doc

1. Đường giữa; 2. Đường trên rốn; 3. Đường dưới rốn; 4. Đường cạnh giữa phải;
5. Đường McEvedy (dùng trong phẫu thuật sửa chữa thoát vị bẹn và thoát vị đùi)

a) Đường giữa

Đây là cách can thiệp vào khoang bụng thông thường nhất trước khi xuất hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Không nên rạch ngang qua rốn và dây chằng liềm. Cầm máu mô dưới da cẩn thận trước khi rạch mở khoang phúc mạc. Các đường mổ cơ bản
Ưu điểm:
– Có thể bộc lộ tốt khoang bụng và vùng chậu hông
– Vào khoang bụng nhanh chóng
– Đường giữa là đường rạch ít chảy máu nhất
– Dễ thực hiện
Khuyết điểm: để lại vết sẹo lớn và không đẹp, làm tăng nguy cơ thoát vị và rách đường giữa.

b) Đường cạnh giữa

Song song và cách đường giữa khoảng 3 cm. Khi rạch sẽ lần lượt đi qua các cấu trúc: da – lá trước bao cơ thẳng bụng – cơ thẳng bụng – lá sau bao cơ thẳng bụng – mạc ngang – lớp mỡ ngoài phúc mạc – phúc mạc. Khi khâu đóng lại cũng phải khâu từng lớp.

Mục đích: bộc lộ phần khoang bụng cần thiết.

Ưu điểm: giảm tỷ lệ mắc phải thoát vị vết mổ.Nhược điểm: tốn nhiều thời gian để đóng vết mổ, tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ chảy máu vết mổ, tổn thương thần kinh và có thể làm tổn thương mạch máu cung cấp cho đường giữa. Các đường mổ cơ bản

2. Đường rạch chéo

duong rach cheo