Xét nghiệm cận lâm sàng hệ tiêu hóa

Mục tiêu

1. Nắm được các chỉ số bình thường và bất thường một số xét nghiệm tiêu hoá thông thường

2. Chỉ định được một số xét nghiệm tiêu hoá

3. Ứng dụng được các xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh lý tiêu hoá

1. Thăm dò chức năng

1.1. Thực quản

1.1.1. Đo áp lực thực quản

Chỉ định:

– Cơn đau giả thắt ngực với điện tâm đồ bình thường.

– Khó nuốt nhưng nội soi bình thường.

– Để phát hiện các tổn thương thần kinh cơthực quản.

Mục đích nghiên cứu vận động thực quản, để xác định trương lực và sức đề kháng cơ vòng thực quản. Thực hiện bằng cathater có lỗ ở bên và cho truyền dòng nước chảy liên tục. Sự biến đổi của áp lực truyền tương quan với sự biến đổi áp lực trong lòng thực quản. Hiện nay có máy để  cùng đo áp lực và pH thực quản nhất là đoạn dưới thực quản liên tục trong 24 giờ.

1.1.2. Đo pH thực quản

Chỉ định: được dùng trong trào ngược dạ dày- thực quản.

Thực hiện bằng một điện cực thuỷ tinh nối với một máy pH kế, có thể theo dõi pH liên tục trong 24 giờ.

1.2. Dạ dày

1.2.1. Khảo sát độ toan dịch vị

Nghiệm pháp Histamin:

Bằng cách tiêm 1ml dung dịch histamin 1%, rồi định lượng HCL mỗi 15 phút trong 6-8 ống. Bình thường cao ở các ống 2-3, lượng tiết trung bình trong 90 phút là 100-150ml; độ toan toàn phần là55meq/l. Trong loét tá tràng thưòng tăng tiết nhiều và léo dài, kèm theo tăng toan. Trong biêm dạ dày mạn và nhất là ung thư dạ dày thường giảm.

Nghiệm pháp insulin:

Khảo sát sự tiết acid dich vị qua kích thích thần kinh phế vị bằng hạ đường máu, thực hiện tương tự nghiệm pháp histamin, nhưng tiêm dưới da 10 đơn vị insulin để đường máu giảm còn khoảng 50mg%. Dịch vị acid thường tăng trong cường phế vị.

1.2.2. Đo sự vơi dạ dày

Để khảo sát sự vận động của dạ dày tuỳ thuộc một phần tính chất vật lý và hoá học của thức ăn.

-Với thức ăn lỏng, thời gian nửa vơilà 30-100phút.

-Với thức ăn đặc, tiêu được, thời gian nửa vơi là 2-4 giờ.

-Với thức ăn đăc không tiêu, thời gian nửa vơi là 3-6 giờ.

-Với mỡ, thời gian vơi là chậm nhất.

1.2.3. Đo bằng phương pháp nhấp nháy phóng xạ

Cho bệnh nhân ăn thức ăn  có chứa đồng vị phóng xạ như Technitium 99 dạng keo trộn với lòng trắng trứng. Sự giảm hoạt tínhphóng xạ giúp tính được sự vơi dạ dày.

1.2.4. Dùng X quang

Thực hiện bằng chụp X quang dạ dày có baryt. Trong trường hợp dạ dày giảm trương lực hoặc hẹp môn vị, dạ dày thường dãn và kém trương lực, baryt qua dạ dày rất chậm và ít hoặc không qua được.

– Dùng siêu âm: thực hiện bằng nhiều lát cắt qua hang vị sau một bữa ăn và đo sự giảm diện tích hoặc thể tích của hang vị qua quá trình co bóp của đạ dày.

– Thăm dò hẹp môn vị

Nghiệm pháp no muối: thực hiện bằng cách cho bệnh nhân nhịn đói trước 12 giờ, hút hết dich vị gọi là dich đói, bình thường dưới 100ml. Sau đó cho bơm nhanh vào dạ dày 750ml dung dịch muối 9%0, sau 30 phút hút dịch ra hết gọi là dịch ứ , bình thường < 200ml.

Trong trường hợp hẹp môn vị, dịch đói > 200ml và nhất là dịch ứ > 200ml. Nếu dịch ứ 200-300 ml là hẹp ít ,từ 300-500ml là hẹp vừa, >500mllà hẹp nhiều. Trong trường hợp hẹo hoàn toàn dịch ứ 750ml.

Để đánh giá hẹp cơ năng hay thực thể, cần làm nghiệm pháp no muối kéo đài, bằng cách cho bệnh nhân nhịn (nuôi bằng đường truyền) trong vòng 72 giờ và làm lại no muối. Nếu dịch ứ và dịch đói trở lại bình thường là hẹp cơ năng.Nếu giảm một phần là có góp phần  của hẹp cơ năng, như do phù nề, hoặc co thắt môn vị. Nếu dịch ứ và dịch đói vẫn không thay đổi là do hẹp thực thể.

  • Đo trào ngược dạ dày thực quản

Bằng đặt một ống thông qua môn vị, chất phóng xạ được bơm vào tá tràng hoặc là chất tiết qua mật như Technitium 99 sau đó được phát hiện trong dạ dày.

1.3. Ruột non

1.3.1. khảo sát sự hấp thu của ruột non

-Nghiệm pháp D-xylose: buổi sáng bụng đói cho bệnh nhân uống 25g D-xylose trong 250ml nước( là loại đường chỉ được hấp thu ở đoạn đầu ruột non). Đo đường xylose trong máu sau 2giờ và xylose niệu sau 5 giờ. Bình thường D-xylose máu >250mg/l và Dxylose niệu ssau 5giờ> 5g. Tri số này giảm trong teo vi nhung mao như trong bệnh Coeliac hoặc cắt đoạn ruột non dài.

1.3.2. Xét nghiệm tìm khuẩn chí ruột

Thực hiện bằng cách cấy dịch thông hỗng tràng, binh thường <106 vi khuẩn/ml.Hoặc test thở với glycocholat có C14 một sự nhiễm khuẩn sẽ khử liên kết của muối mật và phóng thích sớm 14CO2.

1.3.3. Thăm dò vận động

Đo thời gian vận chuyển động vị phóng xạ: cho phép đo được sự vơi dạ dày và làm đầy đại tràng, như vậy sẽ đo được thời gian vận chuyển qua ruột.

1.4. Đại tràng

1.4.1. Thăm dò vận động đại tràng

Bằng kỹ thuật Couturier và Chaussade đơn giản và dễ thực hiện. Uống polyethylen có chất chỉ điểm phóng xạ trong ba ngày liên tiếp vào một giờ nhất định, rồi theo diễn biến của chất đồng vị phóng xạ vận chuyển qua ruột bằng máy đếm đồng vị phóng xạ.

1.4.2. Thời gian vận chuyển qua đại tràng

Để chẩn đoán táo bón hay ỉa chảy. Thường sử dụng phương pháp Devroede, cho bệnh nhân uống 20 liều chuẩn chất cảng quang có đánh dấu phóng xạ, rồi theo dõi diễn biến của thuốc cảng quang bằng chụp phim bụng liên tiếp qua ba giai đoạn đại tràng phải, đại tràng trái, và đại tràng tiểu khung và đo chất phóng xạ trong từng khu vực trên. Ở người lớn thời gian vận chuyển tối đa đến các đoạn ruột trên là: 38;37 và 34 giơ.

2. Thăm dò hình ảnh

2.1. Thực quản

2.1.1. Chụp thực quản baryt

Cần thực hiện với baryt mịn có đọ nhờn cao( có thể trộn với lòng trắng trứng gà), nếu thuốc qua quá nhanh có thể cho bệnh nhân chụp phim ở tư thế nằm.

Trong phim tráng lớp mỏng, có thẻ thấy các lớp niêm mạc, thường dùng trong trường hợp dãn tĩnh mạch, trướng thực quản, thường gặp ở 1/3 dưới thực quản với hình ảnh tĩnh mạch dãn lớn ngoằn ngoèo như trong trường hợp xơ gan. Trong viêm teo thực quản có hình ảnh chít hẹp đồng tâm, trong ung thư thực quản có hình ảnh choán chỗ của khối u hoặc hình ảnh hẹp không đòng tâm với thành nham nhở, có hình ảnh nhiễm cứng

Hình ảnh tổn thương từ bên ngoài đè vào thực quản như trong trường hợp nhĩ trái to, phình quai động mạch chủ, khối u trung thất,..

2.1.2. Soi thực quản

Chủ yếu được dùng để chẩn đoán các bệnh viêm loét thực quản, ung thư thực quản giúp chẩn đoán vị trí, thường kèm theo sinh thiết để giúp chẩn đoán xác định, độ lan rộng theo bề mặc và loại ung thư, có thể phối hợp với nhuộm toludin ở nghi ngờ.

2.1.3. Siêu âm thực quản qua nội soi

Đây là xét nghiệm có giá trị giúp chẩn đoán sớm, đặc biệt ung thư hạ niêm mạc, hoặc các di căn ung thư ở chung quanh thực quản.

2.1.4. CT-Scanner

Cho kết quả tương tự siêu âm, nó còn giúp đánh giá sự xâm nhập và di căn của ung thư vào trung thất, vào phổi và xương.

2.2. Dạ dày tá tràng

2.2.1. Chụp phim dạ dày-tá tràng baryt

Hiện nay có nội soi nên ít sử dụng, chụp đối quang kép thường dùng trong loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày, polyp dạ dày tá tràng.

2.2.2. Nội soi dạ dày tá tràng

Được thực hiện một cách rộng rãi trong chẩn đoán bệnh lý viêm, loét. Ung thư nhất là kèm sinh thiết làm tế bào học; ngoài ra còn kết hợp với nội soi điều trị, nhất là trong điều trị chảy máu đường tiêu hoá cao và siêu âm qua nội soi.

2.3. Ruột non

2.3.1. Chụp barayt ruột non

Ít được thực hiện vị thời gian baryt qua ruột kéo dài và do hình ảnh chồng chéo lên nhau, không đánh giá được thương tổn.

2.4. Đại tràng

2.4.1. Chụp đại tràng baryt

Cần chụp đối quang kép, chủ yếu để chẩn đoán các túi thừa, polyp, ung thư đại tràngvà một phần trong chẩn đoán lao hồi manh tràng, bệnh Crohn.

2.4.2. Nội soi đại tràng

Có thể thực hiện với soi trực tràng, đại tràng Sigma và đại tràng toàn bộ giúp chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý đại tràng như viêm, loét, túi thừa, polyp, bệnh Crohn và nhất là ung thư đại tràng.

– Siêu âm đại tràng qua đường nội soi

Được dùng để chẩn đoán các tổn thương ung thư nằm dưới niêm mạc, sự lan rộng của ung thư và di căn ra hạch kế cận.

3. Xét nghiệm tế bào vi trùng

3.1. Xét nghiệm tế bào

Chẩn đoán tế bào học ống tiêu hoá được thực hiện chủ yếu bằng nội soi sinh thiết, hoặc bằng chải rửa ống tiêu hoá nhất lạ dạ dày, sau đó quay ly tâm lấy cặn lắng, làm phết quệt và nhuộm bằng phương pháp Papanicolaou, hoặc bằng phương pháp quệt như trong thương tổn niêm mạc thực quản và đại trànghoặc bằng phương pháp dùng bàn chải để chải rụng tế bào, sau đó thu gom và nhuộm tế bào học, hoặc dụa vào tính chất bắt màu một cách chọn lọncủa tế bào ung thư đối với một số chất chỉ thị màu, ví dụ tế bào ung thư rất có ái lực với tetracyclin và phát màu vàng với ánh sáng huỳnh quang. Điều cần lưu ý rong ung thư ống tiêu hoá cần thực hiện nhiều mẫu sinh thiết, ví dụ trong chẩn đoán ung thư dạ dày cần lấy 6-8 mẫu trên nhiều vòng và nhất là ở bờ của tổn thương.

3.2. Xét nghiệm vi trùng và ký sinh trùng

Chủ yếu được lấy qua các bệnh phẩm thải ra từ ống tiêu hoá.

3.2.1. Xét nghiện dịch vị qua ống thông như trong trường hợp tìm BK.

3.2.2. Sinh thiết dạ dày để nhuộm hoặc cấy tìm vi khuẩn Helicobacterpylory(HP)

Nhuộm mẫu sinh thiết dạ dày bằng phương pháp cổ điển Giemsacos thể phát hiện 80% Hp có hình xoắn và có 4 tua hình sợi.

Cấy Hp cần môi trường đặc biệt cần môi trường vi yếm khí.

3.2.3. Sinh thiết ruột non để cấy vi khuẩn như trong bệnh Whiple.

3.2.4. Cấy phân hoặc soi tươi, nhuộm Gram để tìm vi khuẩn gây bệnh

Đây là xét nghiệm thường được thực hiện đẻ tìm vi khuẩn gây bệnh như trong lỵ, thương hàn, tả, lao.

3.2.5. Cấy máu trong trường hợp có nhiễm khuẩn huyết như thương hàn, E.coli. .

3.2.6. Phản ứng huyết thanh đẻ phát hiệt kháng nguyên và kháng thể của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng

Đây là lĩnh vực xét nghiệm ngày càng được phổ biến do có nhiều tiến bộ như miễn dịch huỳnh quang, ELISA, ống thông AND, miễn dịch dơn dòng và đa dòng, và nhất là bằng phương pháp phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerisation chain reaction- PCR).

Các chất chỉ điểm ung thư

Ung thư dạ dày : bằng kháng nguyên ACE ít đặc hiệu vì có thể tăng trong nhiều loại ung thư tiêu hoá khác, vì vậy chỉ được dùng để theo dõi sự tái phát của ung thư sau phẫu thuật.

SGA (sulfoglycoprotein antigen) là một loại kháng nguyên glycoprotein do tế bào ung thư dạ dày tiết ra và tăng cao trong máu. Tuy nhiên giá trị cũng tương tự ACE.

Ung thư đại tràng: bằng kháng nguyên ACE cũng có giá trị tương tự như trong ung thư dạ dày.

Ung thư tuỵ bằng định lượng CA19.9.

Tài liệu tham khảo

1.Bài giảng bệnh học Nội khoa. Học viện Quân y. NXB Quân đội nhân dân 2001

2.Bộ môn nội trường Đại học Y Khoa Hà Nội. Bài giảng bệnh học Nội khoa NXB Y học 1992.

  1. Hoàng Trọng Thảng. Bệnh tiêu hoá gan mật.. NXB Y học 2002.

4.Blum  AL Treatment of acid related disorders with gastris acid inhibitors. Digestion 1990.

5.Burget DW, Chiverton SG. Is there an optimal degree of acid suppression for healing of duodenal ulcer. Gastroenterology 1990

Tải tài liệu tại đây

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*