Điện tâm đồ trong thực hành lâm sàng [1]
Bộ môn Nội – ĐHYD TP.HCM
Điện tâm đồ là một trong những phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng không những hữu ích cho bác sĩ chuyên khoa Tim mạch mà cho cả các Bác sĩ ở các chuyên khoa khác. Các phương tiện chẩn đoán mới ra đời như siêu âm tim, cộng hưởng từ không thể làm giảm được sự cần thiết của điện tâm đồ trong việc ứng dụng lâm sàng.
Điện tâm đồ (ECG) là biểu đồ ghi hoạt động điện phát ra từ tim. Các tín hiệu được phát hiện bằng cách đặt các điện cực ở chi, thành ngực sau đó được khuếch đại và được ghi bởi máy đo điện tim. Phép ghi điện tim là phương pháp chẩn đoán khá đơn giản, không xâm lấn, rẻ tiền giúp người đọc phát hiện được một số rối loạn nhịp, rối loạn hệ thống dẫn truyền, bệnh mạch vành, ngoài ra nó còn có thể phát hiện các dấu hiệu khác liên quan đến những rối loạn chuyển hóa hay tăng nhạy cảm với đột tử do tim.
Để đáp ứng nhu cầu về học tập và cụ thể là cách đọc, hiểu được các hình ảnh điện tâm đồ trong thực hành lâm sàng, Bộ môn Nội trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã biên soạn và cho xuất bản cuốn sách “Điện tâm đồ trong thực hành lâm sàng” chủ yếu dành cho các đối tượng là sinh viên đại học năm thứ tư, thứ sáu và bác sĩ nội khoa tổng quát với các tiêu chuẩn chẩn đoán và các hình ảnh nhằm tạo điều kiện giúp cho người đọc nắm bắt các vấn đề dễ dàng hơn.
Review sách “Điện tâm đồ trong thực hành lâm sàng”
Tham khảo: [1]
Leave a Reply