Penicillin

Các thuốc kháng sinh nhóm Penicillin

CÁC PENICILLIN

1. Nhóm Penicilline hoạt phổ hẹp

1.1. Nhóm nhậy cảm với Betalactamase của VK.

Gồm có Penicillin G và Penicillin V

Là nhóm thuốc tiêu biểu, được tìm ra đầu tiên.

Trong sản xuất công nghiệp, lấy từ Penicillium notatum, 1 mL môi trường nuối cấy cho 300 UI; 1.000.000 UI = 0,6g Benzylpenicilin. Thuốc ở dạng bột trắng, vững bền ở nhiệt độ thường, nhưng ở dung dịch nước, phải bảo quản lạnh và chỉ vững bền ở pH 6- 6,5, mất tác dụng nhanh ở pH < 5 và > 7,5

Penicilin G

  • Bị dịch vị phá hủy nên chỉ dùng theo đường tiêm. Thời gian đạt nồng độ tối đa nhanh nhưng cũng giảm nhanh nên cần tiêm 4h/ lần.
  • Nếu kết hợp với các muối ít tan và chậm hấp thu sẽ kéo dài được tác dụng của Penicilin
  • Có đặc tính nhậy cảm: Cầu khuẩn Gr (+); liên cầu (nhất là loại b tan huyết), phế cầu và tụ cầu không sản xuất betalactamase. Trực khuẩn Gr (+) ái khí (than, subtilis, bạch cầu) và yếm khí (clostridium hoại thư sinh hơi). Xoắn khuẩn, đặc biệt là xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidum)

Chế phẩm:

  • Penicillin thường: Benzylpenicillin
  • Penicillin chậm: Procaine benzylpenicillin, Benzathine benzylpenicillin
  • Dạng phối hợp của cả Penicillin thường và Penicillin chậm có biệt dược: Bipenicilline, Extencilline

Penicilin V

  • Không bị dịch vị phá hủy, hấp thu ở tá tràng do vậy có thể uống nhưng phải dùng liều gấp đôi penicilin G mới đạt được nồng độ huyết thanh tương tự.
  • Các biệt dược: Ospen (Sandoz), Oracilin

1.2. Nhóm kháng lại Beta lactamase

Là các penicilin bán tổng hợp (Penicillin M) kháng được penicillinase của vi khuẩn. Phổ kháng khuẩn và thời gian tác dụng tương tự penicilin G, nhưng cường độ tác dụng thì yếu hơn.

Các nhóm thuốc:

  • Oxacilin:  Bristopen (Bristol Myers Squibb)
  • Cloxacilin: Orbenin
  • Dicloxacillin:  Diclocil

Chỉ định tốt trong nhiễm tụ cầu sản xuất penicilinase (tụ cầu vàng)

2. Nhóm Penicilline hoạt phổ rộng

2.1. Nhóm Amino Penicilline

Là penicilin bán tổng hợp, amino- benzyl penicilin có một số đặc điểm:

  • Trên các khuẩn Gr (+) tác dụng như penicilin G, nhưng có thêm tác dụng trên một số khuẩn gram (-): E. coli, salmonella, Shigella, proteus, hemophilus influenzae
  • Bị penicilinase phá huỷ
  • Không bị dịch vị phá hủy, uống được nhưng hấp thu không hoàn toàn (khoảng 40%) nên nhiều nước đã không còn dùng ampicilin nữa

Các dẫn xuất:

  • Ampicilin: Standacillin (Sandoz),  Totapen (Bristol Myers Squibb)
  • Amoxicilin: Clamoxyl (Glaxo Wellcome), Servamox (Sandoz)

Các kháng sinh này do có hoạt phổ rộng và do cách sử dụng nên hiện nay ở VN tỷ lệ kháng thuốc của các VK khá cao

2.2. Các Penicillin hoạt phổ rộng khác

Các dược chất:

  • Carboxypenicilin: Carbenicilin, Ticarcilin
  • Ureidopenicilin: Azlocillin, Mezlocillin, Piperacilline

Là nhóm kháng sinh quan trọng được dùng điều trị các nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn gram (-) như trực khuẩn mủ xanh, Proteus, Enterobacter, vi khuẩn kháng penicilin và ampicilin. Thường là nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện, nhiễm khuẩn sau bỏng, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi.

Các kháng sinh này đều là bán tổng hợp và vẫn bị penicilinase phá huỷ.

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*