Kháng sinh Tienam | Nhóm Beta-lactam

Kháng sinh Tienam | Nhóm Beta-lactam

Hãng xản xuất

Merck Sharp & Dohme

Thành phần

Imipenem + Cilastatin natri

Dạng truyền tĩnh mạch: hộp 1 lọ

Cho 1 lọ
Imipenem 500 mg
Cilastatin natri 500 mg

 

Biệt dược khác

Sinraci (BCWorld Pharm) bột pha tiêm 1g (500/500)

Bacqure (Ranbaxy) bột pha tiêm 1g (500/500)

Prepenem (Choongwae Pharma) bột pha tiêm 0.5g (250/250)

Pythinam (Pymepharco) bột pha tiêm 1g (500/500)

Đặc điểm

Tienam IV 500 mg (Imipenem, Cilastatin natri, MSD) là kháng sinh beta-lactam phổ rộng, được cung cấp dưới dạng bào chế chỉ để truyền tĩnh mạch.

Tienam IV gồm hai thành phần: (1) imipenem, thuốc đầu tiên của một nhóm kháng sinh beta-lactam mới, nhóm thienamycin, và (2) cilastatin natri, một chất ức chế enzym đặc hiệu, để ức chế sự chuyển hoá của imipenem ở thận và làm tăng đáng kể nồng độ của imipenem nguyên dạng trong đường tiết niệu. Imipenem và cilastatin natri có mặt trong

Tienam với tỷ lệ 1:1 theo khối lượng.

Nhóm kháng sinh thienamycin, trong đó có imipenem, được đặc trưng bởi phổ diệt khuẩn rộng hơn bất kỳ kháng sinh nào đã được nghiên cứu.

Ngoài ra, Tienam IV còn chứa natri bicarbonat vô khuẩn là tá dược không có hoạt tính.

Phổ kháng khuẩn

Tienam là chất ức chế mạnh sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn và có tác dụng diệt khuẩn trên một phổ rộng các tác nhân gây bệnh, cả gram dương và gram âm, cả ưa khí và kỵ khí.
Cùng các cephalosporin và penicillin thế hệ mới, Tienam có phổ hoạt tính rộng chống các vi khuẩn gram âm nhưng là thuốc duy nhất vẫn giữ hoạt tính cao chống vi khuẩn gram dương, trước đây hoạt tính này chỉ có ở các kháng sinh beta-lactam hoạt phổ hẹp của các thế hệ đầu. Phổ hoạt tính của Tienam bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis và Bacteroides fragilis, một nhóm nhiều các tác nhân sinh bệnh khó giải quyết, thường kháng với các kháng sinh khác.

Tienam tránh được bị giáng hóa bởi enzym beta-lactamase của vi khuẩn, điều này khiến thuốc có hiệu quả chống lại với một tỷ lệ cao các vi sinh vật như Pseudomonas aeruginosa, Serratia spp., và Enterobacter spp., là nhóm đề kháng tự nhiên với phần lớn các kháng sinh họ beta-lactam.

Phổ kháng khuẩn của Tienam rộng hơn phổ của bất kỳ kháng sinh nào đã được nghiên cứu và bao gồm gần như mọi tác nhân gây bệnh có ý nghĩa trên lâm sàng. Các vi sinh vật mà

Tienam thường có tác dụng trong phòng xét nghiệm (in vitro) bao gồm:

Vi khuẩn ưa khí gram âm

Achromobacter spp., Acinetobacter spp. (tên cũ là Mima-Herellea), Aeromonas hydrophila, Alcaligenes spp., Bordetella bronchicanis, Bordetella bronchiseptica, Bordetella pertussis, Brucella melitensis, Burkholderia pseudomallei (tên cũ là Pseudomonas pseudomallei), Burkholderia stutzeri (tên cũ là Pseudomonas stutzeri), Campylobacter spp., Capnocytophaga spp., Citrobacter spp., Citrobacter koseri (tên cũ là Citrobacter diversus), Citrobacter freundii, Eikenella corrodens, Enterobacter spp., Enterobacter aerogenes, Enterobacter agglomerans, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Gardnerella vaginalis, Haemophilus ducreyi, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sản xuất beta-lactamase), Haemophilus parainfluenzae, Hafnia alvei, Klebsiella spp., Klebsiella oxytoca, Klebsiella ozaenae, Klebsiella pneumoniae, Moraxella spp., Morganella morganii (tên cũ là Proteus morganii), Neisseria gonorrhoeae (bao gồm các chủng sản xuất penicillinase), Neisseria meningitidis, Pasteurella spp., Pasteurella multocida, Plesiomonas shigelloides, Proteus spp., Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia spp., Providencia alcalifaciens, Providencia rettgeri (tên cũ là Proteus rettgeri), Providencia stuartii, Pseudomonas spp.**, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas putida, Salmonella spp., Salmonella typhi, Serratia spp., Serratia proteamaculans (tên cũ là Serratia liquefaciens), Serratia marcescens, Shigella spp., Yersinia spp. (tên cũ là Pasteurella), Yersinia enterocolitica, Yersinia pseudotuberculosis

** Stenotrophomonas maltophilia (tên cũ là Pseudomonas maltophilia) và một số chủng của Pseudomonas cepacia thường không nhạy với Tienam.

Vi khuẩn ưa khí gram dương:

Bacillus spp., Enterococcus faecalis, Erysipelothrix rhusiopathiae, Listeria monocytogenes, Nocardia spp, Pediococcus spp., Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng sản xuất penicillinase), Staphylococcus epidermidis (bao gồm các chủng sản xuất penicillinase), Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus agalactiae, Streptococcus Nhóm C, Streptococcus Nhóm G, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococci nhóm viridans (bao gồm các chủng alpha and gamma làm tan máu).

Enterococcus faecium và staphylococci kháng methicillin không nhạy với Tienam

Vi khuẩn kỵ khí gram âm:

Bacteroides spp., Bacteroides distasonis, Bacteroides fragilis, Bacteroides ovatus, Bacteroides thetaiotaomicron, Bacteroides uniformis, Bacteroides vulgatus, Bilophila wadsworthia, Fusobacterium spp., Fusobacterium necrophorum, Fusobacterium nucleatum, Porphyromonas asaccharolytica (tên cũ là Bacteroides asaccharolyticus), Prevotella bivia (tên cũ là Bacteroides bivius), Prevotella disiens (tên cũ là Bacteroides disiens), Prevotella intermedia (tên cũ là Bacteroides intermedius), Prevotella melaninogenica (tên cũ là Bacteroides melaninogenicus), Veillonella spp.

Vi khuẩn kỵ khí gram dương:

Actinomyces spp., Bifidobacterium spp., Clostridium spp., Clostridium perfringens, Eubacterium spp., Lactobacillus spp., Mobiluncus spp., Microaerophilic streptococcus, Peptococcus spp. , Peptostreptococcus spp., Propionibacterium spp. (bao gồm P. acnes)

Loại khác:

Mycobacterium fortuitum, Mycobacterium smegmatis
Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm (in vitro) cho thấy imipenem có tác dụng hiệp đồng với kháng sinh aminoglycosid đối với một số chủng của Pseudomonas aeruginosa.

Chỉ định

Điều trị:

Hoạt tính của Tienam chống lại một phổ rất rộng các tác nhân gây bệnh khiến kháng sinh này có hiệu lực cao trong điều trị các nhiễm khuẩn do nhiều vi khuẩn hoặc hỗn hợp vi khuẩn ưa khí và kỵ khí, cũng như trong việc khởi đầu điều trị trước khi xác định được vi khuẩn gây bệnh. Tienam được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy với thuốc trong các trường hợp sau:

– Nhiễm khuẩn trong ổ bụng

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

– Nhiễm khuẩn phụ khoa

– Nhiễm khuẩn máu

– Nhiễm khuẩn đường niệu dục

– Nhiễm khuẩn khớp và xương

– Nhiễm khuẩn da và mô mềm

– Viêm nội tâm mạc

Tienam được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn hỗn hợp do các chủng vi khuẩn ưa khí và kỵ khí nhạy cảm với kháng sinh. Phần lớn các nhiễm khuẩn hỗn hợp này là do lây nhiễm hệ vi khuẩn thường trú từ phân và các hệ vi khuẩn thường trú có nguồn gốc từ âm đạo, da và miệng. Trong các nhiễm khuẩn hỗn hợp này, Bacteroides fragilis là vi khuẩn kỵ khí thường gặp nhất và thường đề kháng với aminoglycosid, cephalosporin và penicillin. Tuy nhiên, Bacteroides fragilis thường đáp ứng với Tienam.

Tienam đã được chứng minh có hiệu quả chống lại các nhiễm khuẩn do vi khuẩn ưa khí và kỵ khí gram âm và gram dương đề kháng với cephalosporin bao gồm cefazolin, cefoperazone, cephalothin, cefoxitin, cefotaxime, moxalactam, cefamandole, cefazidime và ceftriaxone. Tương tự, phần lớn các nhiễm khuẩn do các tác nhân đã kháng với aminoglycosid (gentamicin, amikacin, tobramycin) và/hoặc đã kháng với penicillin (ampicillin, carbenicillin, penicillin-G, ticarcillin, piperacillin, azlocillin, mezlocillin) cũng sẽ đáp ứng được với Tienam.

Không dùng Tienam trong điều trị viêm màng não.

Dự phòng:

Tienam cũng được chỉ định để điều trị dự phòng một số nhiễm khuẩn hậu phẫu ở người bệnh phải qua các phẫu thuật lây nhiễm hay nhiều khả năng lây nhiễm, hoặc nếu có nhiễm khuẩn hậu phẫu thì sẽ rất nặng.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng

Thận trọng chung:

Có một số bằng chứng trên lâm sàng và trong phòng thí nghiệm về dị ứng chéo một phần giữa Tienam và các kháng sinh khác thuộc nhóm beta-lactam khác, penicillin và cephalosporin. Các phản ứng nặng (kể cả phản vệ) đã được ghi nhận với phần lớn các kháng sinh nhóm beta-lactam. Trước khi điều trị bằng Tienam, nên tìm hiểu kỹ về các tiền sử phản ứng quá mẫn trước đó với các kháng sinh nhóm beta-lactam. Nếu phản ứng dị ứng với Tienam xảy ra, phải ngừng thuốc và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp.

Viêm đại tràng có màng giả đã được ghi nhận với hầu hết các kháng sinh và mức độ có thể từ nhẹ tới đe dọa tính mạng. Do đó, kháng sinh phải được sử dụng cẩn thận ở người bệnh có tiền sử bệnh lý ống tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Phải nghĩ tới chẩn đoán viêm đại tràng có màng giả ở người bệnh bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh. Dù nhiều công trình nghiên cứu cho thấy một độc tố sản xuất bởi Clostridium difficile là nguyên nhân đầu tiên gây viêm đại tràng do dùng kháng sinh, nhưng các nguyên nhân khác cũng phải được nghĩ tới.

Với trẻ em:

Việc sử dụng Tienam cho trẻ em, từ sơ sinh cho đến 16 năm tuổi được hậu thuẫn bằng các chứng cứ từ các nghiên cứu lâm sàng thích hợp và có đối chứng đầy đủ của Tienam trên người lớn và các nghiên cứu lâm sàng tiếp theo và các tài liệu y văn đã công bố trên bệnh nhi. Dựa trên các nghiên cứu đã công bố của 178 bệnh nhi trên 3 tháng tuổi – trong đó có hai bé dưới 3 tháng tuổi (không phải nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương), liều khuyến cáo cho Tienam là 15-25 mg/kg/liều, cách nhau 6 giờ. Liều 25mg/kg/liều cho bệnh nhân từ 3 tháng đến dưới 3 năm tuổi, và liều 15mg/kg/ liều cho bệnh nhân 3-12 năm tuổi có nồng độ đáy của imipenem trong huyết tương tương ứng là 1.1±0.4 mcg/mL và 0.6±0.2 mcg/mL sau nhiều lần truyền kéo dài 60 phút; nồng độ đáy trong nước tiểu của imipenem vượt quá 10 mcg/mL cho cả hai liều. Các liều này cho nồng độ kháng sinh trong huyết tương và nước tiểu đủ để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương. Dựa trên các nghiên cứu trên người lớn, liều tối đa hàng ngày để điều trị các vi khuẩn nhạy cảm hoàn toàn là 2.0g mỗi ngày, và các trường hợp nhạy cảm trung bình (chủ yếu là các chủng P. aeruginosa) là 4.0 g/ ngày (xem Bảng 1, Liều lượng và Cách dùng). Liều cao hơn (cho tới 90 mg/kg/ ngày ở trẻ lớn hơn) đã được sử dụng cho người bệnh bị xơ hóa nang (xem Liều lượng và Cách dùng).

Dựa trên nghiên cứu gồm 135 bệnh nhi từ 3 tháng tuổi trở xuống – trong đó có một bé trên 3 tháng tuổi (thể trọng từ 1.5 kg trở lên), liều khuyến cáo cho các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương là:

< 1 tuần tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 12 giờ.
1-4 tuần tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 8 giờ.
4 tuần-3 tháng tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 6 giờ.

Không dùng Tienam cho trẻ bị nhiễm khuẩn thần kinh trung ương vì nguy cơ co giật. Không dùng Tienam cho những bệnh nhi < 30 kg bị rối loạn chức năng thận (creatinine huyết thanh > 2mg/dL) vì chưa có dữ liệu lâm sàng cho đối tượng này (xem thêm Phác đồ liều lượng cho trẻ em).

Hệ thần kinh trung ương:

Cũng như với các kháng sinh beta-lactam khác, các tác dụng ngoại ý trên hệ thần kinh trung ương như chứng co cơ, trạng thái lú lẫn, co giật đã được ghi nhận với dạng bào chế để tiêm tĩnh mạch, nhất là khi vượt quá liều khuyến cáo dựa trên chức năng thận và thể trọng. Các tác dụng này thường được ghi nhận nhiều nhất ở người bệnh có bệnh ở hệ thần kinh trung ương (ví dụ: tổn thương não hoặc tiền sử động kinh) và/hoặc chức năng thận đã tổn thương khiến thuốc có thể tích luỹ lại. Do đó, nên theo sát phác đồ liều lượng khuyến cáo, nhất là ở những đối tượng kể trên (xem Liều lượng và cách dùng). Nên tiếp tục dùng thuốc chống co giật ở các người bệnh bị bệnh động kinh.

Nếu xảy ra run cục bộ, co cơ và co giật, người bệnh phải được khám thần kinh và điều trị co giật ngay nếu chưa được điều trị từ trước. Nếu các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương vẫn tiếp tục, phải giảm liều hoặc ngừng Tienam.

Người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤5mL/phút/1,73m2 không nên dùng Tienam, trừ khi sẽ được thẩm phân máu trong vòng 48 giờ. Đối với người bệnh đang thẩm phân máu, Tienam chỉ được khuyến cáo sử dụng khi cân nhắc lợi ích điều trị vượt hơn hẳn nguy cơ co giật tiềm ẩn.

Tương tác thuốc

Động kinh toàn thể đã được ghi nhận ở người bệnh dùng đồng thời ganciclovir và Tienam IV. Không được phối hợp những thuốc này với nhau trừ khi lợi ích điều trị vượt hơn hẳn nguy cơ.
(xem Liều lượng và cách dùng, mục Độ ổn định)

Tác dụng ngoại ý

Tienam thường được dung nạp tốt. Trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng. Tienam được dung nạp tốt, tương tự cefazolin, cephalothin và cefotaxime. Các tác dụng ngoại ý hiếm khi đòi hỏi phải ngừng thuốc và thường nhẹ và thoáng qua, hiếm gặp các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng. Phản ứng có hại thường gặp nhất là các phản ứng tại chỗ.

Phản ứng tại chỗ:

Hồng ban, đau và chai tại chỗ, viêm tắc tĩnh mạch

Phản ứng dị ứng/ Da liễu:

Nổi ban, ngứa, mày đay, hồng ban đa dạng, hội chứng Steven-Johnson, phù mạch, nhiễm độc biểu bì hoại tử (hiếm), viêm da bong vảy (hiếm), nhiễm nấm Candida, sốt bao gồm sốt do thuốc và các phản ứng phản vệ.

Phản ứng tiêu hóa:

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đổi màu men răng và/ hoặc lưỡi. Giống như hầu hết các kháng sinh có hoạt phổ rộng khác, đã gặp viêm đại tràng có màng giả.

Huyết học:

Đã gặp tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, kể cả mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu, giảm hemoglobin và kéo dài thời gian prothrombin. Test Coombs trực tiếp dương tính có thể xảy ra ở một số người bệnh.

Chức năng gan:

Tăng transaminase huyết thanh, bilirubin và/hoặc phosphatase kiềm huyết thanh, viêm gan (hiếm)

Chức năng thận:

Thiểu niệu / vô niệu, đa niệu, suy thận cấp (hiếm). Rất khó nhận định vai trò của Tienam trong các thay đổi chức năng thận, vì các yếu tố thuận lợi cho tình trạng tăng nitrogen máu trong suy thận trước thận hoặc rối loạn chức năng thận thường có từ trước.
Đã nhận thấy một số trường hợp tăng creatinin huyết thanh và nitrogen urê máu (BUN). Nước tiểu sẫm màu. Điều này vô hại và không nên lầm với đi tiểu ra máu.

Hệ thần kinh/ Tâm thần:

Cũng như với các kháng sinh beta-lactam khác, những tác dụng ngoại ý trên hệ thần kinh trung ương như co cơ, rối loạn tâm lý, kể cả ảo giác, trạng thái lú lẫn hoặc co giật toàn thân đã được ghi nhận với dạng bào chế để tiêm tĩnh mạch. Dị cảm.

Giác quan:

Mất thính lực, rối loạn vị giác

Với người bệnh bị giảm bạch cầu:

Khi điều trị với Tienam IV, buồn nôn và/hoặc nôn có liên quan đến thuốc thường gặp ở người bệnh bị giảm bạch cầu hơn là ở người bệnh không bị giảm bạch cầu.

Liều lượng và cách dùng

Đường dùng: truyền tĩnh mạch.

Khuyến cáo về liều lượng của Tienam trình bày lượng imipenem phải dùng. Một lượng tương đương cilastatin cũng sẽ đi kèm.

Tổng liều hàng ngày và đường dùng của Tienam được dựa trên tính chất hoặc mức độ nặng của nhiễm khuẩn và được chia thành các liều bằng nhau dựa trên việc đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh, chức năng thận và thể trọng.

Phác đồ điều trị ở người lớn có chức năng thận bình thường:

Các liều dùng được đưa ra trong bảng 1 dựa trên cơ sở người bệnh có chức năng thận bình thường (độ thanh lọc creatinin > 70 ml/ phút/1,73m2) và thể trọng ≥70 kg. Cần phải giảm liều cho người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤70 ml/ phút/1,73m2 và/hoặc thể trọng < 70 kg (xin đọc bảng 2 và bảng 3). Đối với người bệnh có thể trọng rất thấp và/hoặc suy thận vừa và nặng, việc giảm liều theo thể trọng là rất quan trọng.

Phần lớn các nhiễm khuẩn đáp ứng với liều 1-2g mỗi ngày, chia làm 3-4 lần. Để điều trị nhiễm khuẩn vừa, có thể dùng liều 1g chia làm 2 lần mỗi ngày. Với các nhiễm khuẩn do vi khuẩn ít nhạy cảm hơn, liều Tienam tiêm tĩnh mạch mỗi ngày có thể được tăng lên tối đa 4g/ngày hoặc 50mg/kg/ngày, tùy theo liều nào thấp hơn.

Mỗi liều ≤500mg Tienam tiêm tĩnh mạch phải được truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút. Mỗi liều > 500mg phải được truyền trong 40-60 phút. ở những người bệnh bị buồn nôn khi truyền, thì tốc độ truyền có thể chậm hơn.

Bảng 1. Liều Tienam tiêm tĩnh mạch ở người lớn có chức năng thận bình thường và thể trọng ≥70 kg*

Mức độ nhiễm khuẩn Liều (mg của imipenem) Khoảng cách giữa các liều Tổng liều trong ngày
Nhẹ 250 mg 6 giờ 1 g
Trung bình 500 mg 8 giờ 1,5 g
  1000 mg 12 giờ 2 g
Nặng – Vi khuẩn hoàn toàn nhạy cảm 500 mg 6 giờ 2 g
Nặng và/hoặc đe doạ tính mạng – do vi khuẩn ít nhạy cảm hơn (chủ yếu một số chủng P. aeruginosa) 1000 mg 8 giờ 3 g
  1000 mg 6 giờ 4 g
* Đối với người bệnh có thể trọng < 70 kg cần phải giảm liều tương xứng với thể trọng.      

 

Do hoạt tính kháng khuẩn của Tienam cao, tổng liều tối đa trong ngày không nên vượt quá 50 mg/kg/ngày hoặc 4 g/ngày, tùy theo liều nào thấp hơn. Tuy nhiên, người bệnh bị xơ hóa nang với chức năng thận bình thường, đã được điều trị với Tienam tới liều 90 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần, nhưng không quá 4g/ngày.

Tienam đã được dùng đơn độc và có hiệu quả ở các người bệnh ung thư có rối loạn miễn dịch để điều trị các nhiễm khuẩn đã được xác định hay đang nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.

Liều lượng điều trị ở người bệnh suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg:

Cần giảm liều Tienam IV cho người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤70 ml/ phút/1,73m2 và/hoặc thể trọng < 70kg theo như các bảng chỉ dẫn dưới đây. Độ thanh lọc creatinin có thể được tính theo nồng độ creatinin huyết thanh theo công thức sau:

Tcc (Nam) = (thể trọng tính theo kg) (140 – tuổi) / (72) (creatinin tính theo mg/dl)
Tcc (Nữ) = 0,85 x trị số trên.

Để tính toán giảm liều cho các người bệnh suy thận và/ hoặc thể trọng thấp:

Bước 1: Tổng liều hàng ngày được lựa chọn từ Bảng 1 tùy theo các đặc tính của nhiễm khuẩn.

Bước 2:
– Nếu tổng liều hàng ngày là 1,0g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 2 và tiếp theo bước 3.

– Nếu tổng liều hàng ngày là 1,5g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 3 và tiếp theo bước 3.

– Nếu tổng liều hàng ngày là 2,0g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 4 và tiếp theo bước 3.

– Nếu tổng liều hàng ngày là 3,0g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 5 và tiếp theo bước 3.

– Nếu tổng liều hàng ngày là 4,0g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 6 và tiếp theo bước 3.

Bước 3: Từ bảng 2 hoặc 3:
– Chọn thể trọng theo cột ngoài cùng bên trái mà gần với cân nặng tính theo kg của người bệnh nhất.

– Chọn cột mức lọc cầu thận của người bệnh.

– Nơi hàng và cột gặp nhau chính là liều lượng đã điều chỉnh cho người bệnh.

Bảng 2. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 1,0 g/ngày      
  và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
  ≥71 41-70 21-40 6-20
  thì giảm liều (mg) xuống      
≥70 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ 250 mỗi 12 giờ
60 250 mỗi 8 giờ 125 mỗi 6 giờ 250 mỗi 12 giờ 125 mỗi 12 giờ
50 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ
40 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ 125 mỗi 12 giờ
30 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ 125 mỗi 12 giờ

 

Bảng 3. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 1,5 g/ngày      
  và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
  ≥71 41-70 21-40 6-20
  thì giảm liều (mg) xuống      
≥70 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
60 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
50 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ 250 mỗi 12 giờ
40 250 mỗi 8 giờ 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ
30 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ

 

Bảng 4. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 2,0 g/ngày      
  và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
  ≥71 41-70 21-40 6-20
  thì giảm liều (mg) xuống      
≥70 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 12 giờ
60 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
50 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
40 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ 250 mỗi 12 giờ
30 250 mỗi 8 giờ 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ

 

Bảng 5. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 3,0 g/ngày      
  và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
  ≥71 41-70 21-40 6-20
  thì giảm liều (mg) xuống      
≥70 1000 mỗi 8 giờ 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 12 giờ
60 750 mỗi 8 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 12 giờ
50 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 12 giờ
40 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
30 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ

 

Bảng 6. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 4,0 g/ngày      
  và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
  ≥71 41-70 21-40 6-20
  thì giảm liều (mg) xuống      
≥70 1000 mỗi 6 giờ 750 mỗi 8 giờ 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 12 giờ
60 1000 mỗi 8 giờ 750 mỗi 8 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 12 giờ
50 750 mỗi 8 giờ 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 12 giờ
40 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 12 giờ
30 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ

 

Nên dùng liều 125 mg hay 250 mg cho mỗi 12 giờ cho các người bệnh có độ thanh lọc creatinin từ 6-20 ml/phút/1,73 m2 đối với hầu hết các tác nhân gây bệnh. Khi dùng liều 500 mg cho mỗi 12 giờ có thể làm tăng nguy cơ gây co giật cho những người bệnh này.

Không được cho người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤5 ml/phút/1,73 m2 dùng Tienam tiêm tĩnh mạch, trừ khi sẽ tiến hành thẩm phân máu trong vòng 48 giờ.

Thẩm phân máu:

Đối với người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤5 ml/phút/1,73 m2 và được thẩm phân máu, nên theo liều khuyến cáo dùng cho người bệnh có độ thanh lọc creatinin 6-20 ml/phút/1,73 m2 (xem Liều lượng điều trị ở người bệnh suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg).

Cả imipenem và cilastatin đều được lọc khỏi hệ tuần hoàn khi thẩm phân máu. Nên cho Tienam sau khi thẩm phân máu và cứ mỗi 12 giờ từ sau khi thẩm phân máu xong. Người bệnh phải thẩm phân máu, đặc biệt là khi có bệnh của hệ thần kinh trung ương, phải được theo dõi cẩn thận; đối với người bệnh đang thẩm phân máu, Tienam tiêm tĩnh mạch chỉ được khuyến cáo khi cân nhắc lợi ích điều trị vượt hẳn nguy cơ co giật tiềm ẩn (xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng).

Hiện nay chưa có đủ dữ liệu để khuyến cáo dùng Tienam tiêm tĩnh mạch cho người bệnh thẩm phân màng bụng.

Tình trạng thận của người bệnh lớn tuổi có thể không được phản ánh đúng khi đo nồng độ urê nitrogen máu (BUN) hoặc creatinin đơn độc. Có thể dùng độ thanh lọc creatinin để hướng dẫn liều lượng ở những người bệnh này.

Dự phòng: Phác đồ liều lượng ở người lớn

Để dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu ở người lớn, nên truyền tĩnh mạch 1000mg vào lúc khởi mê và 1000mg vào 3 giờ sau đó. Đối với các phẫu thuật có nguy cơ cao (ví dụ: vùng kết-trực tràng), có thể cho thêm 2 liều 500mg vào giờ thứ tám và thứ mười sáu sau khi dẫn mê.

Điều trị: Phác đồ liều lượng ở trẻ em:

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh cần theo lịch trình về liều lượng khuyến nghị dưới đây:

– Trẻ em cân nặng ≥40kg nên dùng liều của người lớn.

Trẻ em và trẻ sơ sinh cân nặng < 40kg:

Đối với bệnh nhi từ 3 tháng tuổi trở lên, liều khuyến cáo cho các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương là 15-25 mg/kg/liều cho mỗi khoảng cách 6 giờ một lần. Dựa trên các nghiên cứu trên người lớn, liều tối đa hàng ngày để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nhạy hoàn toàn với kháng sinh là 2 g mỗi ngày, và liều cho các trường hợp nhạy cảm trung bình (chủ yếu là các chủng của P. aeruginosa) là 4,0g mỗi ngày. Liều cao hơn (cho tới 90 mg/kg/ ngày ở trẻ lớn hơn) đã được sử dụng cho người bệnh xơ hóa đường mật.

Đối với bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi (thể trọng khoảng 1.5kg), liều khuyến cáo cho các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương như sau:
< 1 tuần tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 12 giờ
1-4 tuần tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 8 giờ
4 tuần-3 tháng tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 6 giờ.

Các liều từ 500mg trở xuống nên được truyền tĩnh mạch từ 15 đến 30 phút. Liều trên 500mg nên được truyền tĩnh mạch từ 40 đến 60 phút.

Không dùng Tienam cho bệnh nhi có thể trọng dưới 30 kg lại có suy chức năng thận vì chưa có dữ liệu lâm sàng cho các trường hợp này.

Tienam không được khuyến nghị trong điều trị viêm màng não. Nếu nghi ngờ viêm màng não, nên sử dụng kháng sinh thích hợp.

Tienam có thể dùng ở trẻ em bị nhiễm khuẩn nếu không có nghi ngờ viêm màng não.

Pha dung dịch truyền tĩnh mạch:

Tienam IV 500 mg để truyền tĩnh mạch được cung cấp dưới dạng bột vô khuẩn chứa lượng tương đương 500 mg imipenem và lượng tương đương 500 mg cilastatin.

Tienam IV 500 mg được đệm bằng natri bicarbonat để tạo ra dung dịch có pH trong khoảng 6,5-8,5. Sự thay đổi của pH không đáng kể khi dung dịch được chuẩn bị và dùng như hướng dẫn. Tienam IV 500 chứa 37,5 mg Natri (1,6 mEq).

Bột Tienam IV vô khuẩn phải được pha như trình bày ở Bảng 7. Phải lắc lọ cho tới lúc tạo thành một dung dịch trong suốt. Sự thay đổi màu, từ không màu sang vàng, không ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

Bảng 7. Cách pha Tienam IV

Liều của Tienam IV Thể tích dịch pha phải thêm Nồng độ trung bình gần đúng của Tienam IV
(mg imipenem) (ml) (mg/ml imipenem)
500 100 5

 

Pha dung dịch lọ 20 ml:

Bột trong lọ cần phải được pha thành hỗn dịch và được chuyển thành 100 ml dịch truyền.

Qui trình pha là thêm khoảng 10 ml loại dịch truyền phù hợp vào lọ (xem danh sách các dịch truyền có thể dùng để pha trong bảng – Độ ổn định của Tienam IV đã pha). Lắc kỹ và chuyển hỗn dịch này vào lọ chứa dịch truyền.

Chú ý:

Không được dùng hỗn dịch này truyền trực tiếp tĩnh mạch.

Tiếp tục thêm 10 ml loại dịch truyền phù hợp trên để đảm bảo tất cả bột chứa trong lọ được hòa tan. Hỗn dịch thu được cần phải được lắc mạnh cho tới lúc tạo thành một dung dịch trong suốt.

Độ ổn định của Tienam IV:

Bảng 8 trình bày thời gian ổn định của Tienam IV khi pha với các loại dịch truyền được chọn lựa, và dự trữ ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh.

Lưu ý:
Tienam IV tương kỵ hoá học với lactat và không nên dùng các dich truyền có chứa lactat để pha thuốc. Tuy nhiên, có thể truyền Tienam IV vào một hệ thống truyền tĩnh mạch đang truyền lactat.

Không nên pha trộn hoặc thêm Tienam vào các kháng sinh khác.

Bảng 8. Độ ổn định của Tienam IV đã pha

Dịch pha Thời gian ổn định  
  Nhiệt độ phòng Tủ lạnh
  (25°C) (4°C)
Natri chlorid đẳng trương 4 giờ 24 giờ
Dung dịch Dextrose 5% 4 giờ 24 giờ
Dung dịch Dextrose 10% 4 giờ 24 giờ
Dextrose 5% & NaCl 0,9% 4 giờ 24 giờ
Dextrose 5% & NaCl 0,45% 4 giờ 24 giờ
Dextrose 5% & NaCl 0,225% 4 giờ 24 giờ
Dextrose 5% & KCl 0,15% 4 giờ 24 giờ
Mannitol 5% & 10% 4 giờ 24 giờ

 

Liều dùng tóm tắt  

Truyền IV Người lớn 1-2 g/ngày, có thể tăng lên 3-4 g/ngày, chia nhiều liều cách khoảng 6, 8 hoặc 12 giờ. Tối đa: 50 mg/kg/ngày hoặc 4 g/ngày. Tốc độ truyền: 500 mg, truyền trong 20-30 phút; Người lớn Phòng ngừa: IV 1000 mg khi bắt đầu gây mê & 1000 mg vào 3 giờ sau đó. Bệnh nhân suy thận: liều thấp không quá 2 g/ngày. Trẻ em & sơ sinh < 40 kg 15 mg/kg/6 giờ.

Quá liều

Hiện chưa có thông tin cho điều trị đặc hiệu các trường hợp sử dụng Tienam quá liều. Imipenem-cilastatin natri có thể thẩm phân được. Tuy nhiên, lợi ích của thủ thuật này trong trường hợp quá liều vẫn chưa rõ ràng.

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*