Câu hỏi tình huống Sinh lý tuần hoàn
A. Tình huống 1
Bệnh nhân nữ gặp tai nạn giao thông mất nhiều máu (>1l), được chuyển vào viện.
Huyết áp: 80/50 mmHg
Nhịp tim: 150 lần/ phút
Hỏi:
- Giải thích vì sao nhịp tim tăng mà huyết áp lại giảm ngược với công thức huyết áp?
- Với tình huống trên, truyền máu gì cho bệnh nhân?
- Nếu không có máu, truyền gì cho bệnh nhân?
Trả lời
1. Nhịp tim 150 lần/phút -> thời gian một chu kỳ giảm xuống ->giai đoạn tâm trương ngắn -> máu ko kịp đổ từ nhĩ xuống thất -> thể tích tâm thu giảm nhiều (thậm chí có những nhát bóp không có máu – nhát bóp vô nghĩa) -> giảm HA ➔ Nhịp tim tăng mà HA lại giảm. *) giáo trình trang 232
2. Vs tình huống trên, vì BN mất nhiều máu (>1l – mất máu cấp tính) nên chúng ta cần truyền máu toàn phần cho BN.
3. Nếu không có máu, truyền dung dịch cao phân tử cho BN. Vì : dung dịch cao phân tử có trọng lượng phân tử lớn, được giữ lại trong lòng mạch làm tăng độ quánh của máu -> giữ nước trong lòng mạch -> giảm tình trạng chảy máu.
B.Tình huống 2
Bệnh nhân nam 50 tuổi, huyết áp: 130/50 mmHg bị hở van động mạch chủ.
Hỏi:
1. Giải thích thay đổi huyết áp?
2. Tại sao có trường hợp hở van động mạch chủ nhưng không tăng huyết áp tối đa?
Trả lời
– Van ĐMC nối giữa tâm thất trái và ĐMC
– Hở van ĐMC tức là :
+ Van mở bình thường : máu tống ra động mạch bình thường -> HATĐ bình thường
+ Van đóng không kín -> 1 phần máu quay ngược lại thất trái -> thể tích tuần hoàn giảm -> giảm HATT thời tâm trương.
Máu dôi ngược lại vào tâm thất + máu mới từ tâm nhĩ xuống ờ kì tâm thu tiếp theo làm HATĐ tăng.
=> Hở van động mạch chủ ở 1 số BN HATĐ tăng, 1 số HATĐ lại bình thường.
Xem thêm:
Leave a Comment