I. Câu hỏi Sinh lý tuần hoàn
1. Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, huyết áp tăng hay giảm? Giải thích?
Trả lời :
Xơ vữa ĐM -> lắng đọng cholesteron ở thành mạch -> bán kính lòng mạch giảm (tăng HA) -> sức cản ngoại vi tăng -> lượng máu chảy về tim nhiều hơn -> thể tích tâm thu tăng -> tăng lưu lượng tim -> HA tăng.
Cholesteron tăng làm tăng tính cứng mạch máu -> trương lực mạch tăng -> huyết áp tăng.
2. Bệnh nhân bị bỏng diện rộng, huyết áp tăng hay giảm? Giải thích?
Trả lời :
Bỏng = mất huyết tương -> thể tích tuần hoàn giảm.
– Đầu tiên HA tăng do độ quánh của máu tăng (máu cô đặc hơn)
– Sau đó, HA gỉam do độ quánh tăng nhưng ko bù được lượng huyết tương mất đi -> HA giảm.
3. Vì sao khi dùng 1 số loại thuốc lợi tiểu, HA lại giảm?
Trả lời :
Dùng thuốc lợi tiểu -> đi tiểu nhiều -> thể tích tuần hoàn giảm -> HA giảm.
*) Thuốc lợi tiểu: là thuốc kháng aldosteron, giảm Na+, mà Na+ kéo theo nước, Na giảm, nước giảm (đi tiểu nhiều), thể tích tuần hoàn giảm
4. Khi HATĐ giảm thì nên dùng adrenalin hay noradrenalin?
Trả lời :
Noradrenalin làm tăng HATĐ + HATT. Theo đầu bài, HATT bình thường, nếu dùng nor sẽ làm tăng HATĐ về bình thường nhưng đồng thời làm tăng HATT -> giảm HAHS -> Hiện tượng “HA kẹt” -> giảm hiệu lực bơm máu của cơ tim -> tuần hoàn máu bị giảm hoặc ứ trệ.
Adrenalin chỉ có tác dụng làm tăng HATĐ ➔ trong trường hợp này, nên dùng adrenalin.
5. Giải thích tại sao bệnh nhân suy tim nặng lại có biểu hiện phù chân và gan to?
Trả lời :
Suy tim -> Tim giảm chức năng -> Giảm khả năng hút máu, đẩy máu. Giảm hút -> ứ máu ngoại vi ( các chi, các tạng chứa máu…)
+ Ứ máu ngoại vi làm tăng áp lực thẩm thấu -> tăng đẩy nước ra khỏi lòng mạch đến các khoảng kẽ -> Phù chân
+ Gan là 1 tạng lớn chứa máu, có nhiều hệ thống mao mạch nên khi ứ máu ngoại vi gan sẽ to.
II. Kiến thức trọng tâm
1. Sinh lí tim :
– Các van tim
– Các giai đoạn của chu kì tim
– Điều hòa hoạt động của tim theo các cơ chế Thần kinh và cơ chế thể dịch.
2. Sinh lí tuần hoàn Động mạch
– Các loại HA động mạch
– Công thức HA, Lưu lượng tim, Tính chất của máu.
– Các phản xạ điều hòa HA, cơ chế thể dịch trong điều hòa HA
Xem thêm:
Leave a Comment