I. Đại cương:
– Viêm mũi xoang cấp là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc xoang lần đầu mà trước đó niêm mạc mũi xoang hoàn toàn bình thường , kéo dài 1- 4 tuần.
– Nhóm xoang trước hay gặp, đặc biệt là xoang hàm vì là nới tiếp xúc đầu tiên với tác nhân gây bệnh. Xoang sau ít gặp
– Có thể viêm 1 xoang đơn độc : VXH cấp do răng. Nhưng thường gặp viêm nhiều xoang vì các xoang đều thông với nhau qua hốc mũi.
II. Nguyên nhân:
1. Nhiễm khuẩn:
Thường thứ phát sau các nhiễm khuẩn vùng mũi họng, cúm, sởi.
Dị vật mũi bội nhiễm.
Nhiễm khuẩn răng miệng.
Vi khuẩn thường gặp: phế cầu, HI, moracella cartaharis..
2. Chấn thương:
Chấn thương cơ học, hoả khí, áp lực gây xung huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc.
Nhét meche mũi lâu ngày.
3. Dị ứng:
Niêm mạc xoang rất nhạy cảm với các yếu tố kích thích
Thường gặp ở người có cơ địa dị ứng.
4. Hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản
III. Yếu tố thuận lợi:
1. Tại chỗ: cấu trúc giải phẫu bất thường
Dị hình hốc mũi: mào, gai vách ngăn
Xoang quá rộng hoặc quá hẹp
Bất thường mỏm móc : quá phát, chẽ đôi
Bóng hơi cuốn giữa, khối u…
2. Cơ địa:
Cơ địa dị ứng, suy giảm miễn dịch.
3. Môi trường:
Thời tiết lạnh, ô nhiễm.
Điều kiện ăn ở, sinh hoạt chật hẹp, thiếu dinh dưỡng
4. Nghề nghiệp: tiếp xúc khói bụi, hóa chất.
IV. Triệu chứng lâm sàng:
1. Toàn thân:
Thường mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ hoặc gai sốt.
Trẻ em có thể sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ.
2. Cơ năng:
Đau nhức vùng mặt:
Là triệu chứng chính
Đau tương ứng vị trí xoang viêm.
Đau dữ dội thành cơn lan ra nửa đầu, xuống họng.
Thường đau về sáng.
Ngoài cơn thấy nặng đầu.
Chảy mũi:
Chảy 2 bên, bên viêm chảy nhiều hơn
Viêm xoang do răng chảy 1 bên.
Chảy nhiều vào buổi sáng
Lúc đầu chảy nước trong sau đó mủ vàng xanh khi nhiễm khuẩn, mùi thối, tanh đôi khi lẫn máu.
Ngạt mũi: thường cả 2 bên, đặc biệt vào ban đêm
Viêm xoang do răng thường ngạt 1 bên
Từng lúc hoặc liên tục.
Rối loạn ngửi: ngửi kém hoặc mất ngửi không hoàn toàn.
3. Thực thể:
Nhìn: sưng nề vùng xoang tương ứng đặc biệt là trẻ em: sưng nề vùng má 2 bên hoặc nửa mặt.
Ấn các điểm xoang đau rõ:
Điểm hố nanh: viêm xoang hàm.
Điểm Grunwald: bờ trong trên hốc mắt trong viêm xoang sàng
Điểm Ewing: Đầu trong cung mày trong viêm xoang trán.
Soi mũi trước:
Niêm mạc nề đỏ, cuốn mũi xung huyết, cương to (đb cuốn dưới)
Co hồi với thuốc co mạch
Khe giữa 2 bên : có tiết nhầy hoặc mủ => t/c’ rất có gtrị trong
chẩn đoán viêm xoang trước cấp
Đọng mủ: sàn mũi, Khe giữa.
Có thể thấy dị hình hốc mũi
Soi mũi sau:
Tiết nhầy hoặc mủ từ khe trên chảy xuống cửa mũi
Hoặc cửa mũi sau có đọng mủ hoặc tiết nhầy bám
Đuôi cuốn mũi cũng nề đỏ, sưng to.
V. Cận lâm sàng
XQuang: phim Blondeau, Hirtz (x.sau) xoang mờ, mức khí dịch
CT: xoang ứ đọng dịch, niêm mạc viêm dày, cấu trúc bất thường.
Công thức máu: tăng bạch cầu đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính, máu lắng tăng
VI. Chẩn đoán:
1. Chẩn đoán xác định: dựa vào tiêu chuẩn sau
1.1. Lâm sàng
Dựa vào lâm sàng là chính, trong đó những tổn thương thực thể ở khe giữa có vai trò quyết định.
Triệu chứng chính: (7)
Đau nhức mặt
Nặng mặt, căng tức mặt
Xung huyết mũi hoặc ngạt tắc mũi
Chảy dịch mũi, chảy mủ hoặc thay đổi màu sắc dịch mũi.
Mất khứu giác
Sốt đối với viêm xoang cấp
Chảy mủ mũi khi thăm khám nội soi
Triệu chứng phụ: (7)
Nhức đầu
Sốt đối với viêm xoang bán cấp, mạn tính
Hơi thở hôi
Mệt mỏi
Đau răng hàm trên
Ho
Cảm giác đau tai hoặc đầy.
Chẩn đoán xác định khi có 2 triệu chứng chính, hoặc 1 chính + 2 phụ.
1.2. Triệu chứng Xquang
1.3. Nội soi chẩn đoán
– Đây là biện pháp rất có giá trị trong chẩn đoán Viêm mũi xoang
– Nó cho phép chẩn đoán chính xác các tổn thương ở khe giữa, khe trên (đánh giá phức hợp lỗ ngách, niêm mạc mũi có thoái hoá polyp không, các dị hình mũi…) mà phương pháp khám thông thường không thấy được.
2. Chẩn đoán phân biệt
– Sưng vùng hố nanh do răng : Khám răng và Xquang chẩn đoán phân biệt
– Viêm túi lệ: nặn túi lệ có mủ trào ra. (dễ nhẫm viêm xoang sàng cấp xuất ngoại)
– Đau dây thần kinh hoặc vẹo vách ngăn: bệnh nhân nhức đầu nhẹ, ngạt tắc mũi, Xquang chẩn đoán phân biệt.
VII. Điều trị:
Nguyên tắc: Điều trị nội khoa là chính
Đảm bảo thông khí, dẫn lưu xoang tốt
Phẫu thuật khi có biến chứng hoặc điều trị nội khoa thích hợp mà bệnh vẫn tiến triển nặng hơn.
1. Điều trị tại chỗ:
Làm thông thoáng mũi: rửa mũi, hút mũi, nhỏ thuốc co mạch,
Sát khuẩn mũi họng
Khí dung, xông hơi.
Thủ thuật Proetz : cách rửa xoang không gây đau, không chảy máu, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm.Phù hợp với TH Viêm mũi xoang nhẹ.
2. Toàn thân: điều trị tích cực trong 10 ngày – 2 tuần
kháng sinh (nên lựa chọn theo kháng sinh đồ), chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng.
3. Điều trị Triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, giảm xuất tiết, loãng nhày.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng
Nếu viêm xoang do răng:
Điều trị răng tổn thương loại trừ ổ viêm
Chọc rửa xoang hàm dẫn lưu
Nếu niêm mạc xoang bị thoái hoá, xquanh lỗ dò răng bị viêm mủn => lấy hết bệnh tích, nạo lỗ dò xoang răng rồi bít lấp lỗ dò
Theo dõi sát bệnh nhân để kịp thời phát hiện biến chứng
4. Điều trị ngoại khoa
– Chọc rửa xoang : hiện nay ít làm.
– Phẫu thuật NSMX : khi có biến chứng hoặc điều trị nội khoa thích hợp mà bệnh vẫn tiến triển nặng hơn.
VII. Phòng bệnh
Bằng cách tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, các nguyên nhân gây dị ứng…
- Đeo khẩu trang
- Điều trị tốt các ổ viêm nhiễm kế cận
- Nâng cao thể trạng
Leave a Comment