Có một số bạn hỏi mình đọc sách như thế nào cho thích hợp đối với sinh viên. Thực ra rất khó trả lời, vì bởi giáo trình bằng tiếng Việt thì rất nhiều nhưng giáo trình bằng tiếng Anh sử dụng cuốn nào và thời gian nào cho phù hợp lại phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Bài viết sau chỉ là hình thức tham khảo cho các bạn yêu thích hoặc mong ước sử dụng tốt sách ngoại văn cho con đường học vấn của mình.
Đối với sinh viên Y1:
Năm nhất các bạn đang học giải phẫu, chưa được học về anh văn chuyên ngành, đó là một bất lợi. Vì cuốn Gray Anatomy viết không quá khó đọc mà lại rất thích hợp cho các bạn đang học giải phẫu. Nhưng có một cách khác để bạn học AV vừa phù hợp với chuyên ngành mà vừa thân thiện đó là môn Sinh học cơ sở. Sách về biology mình không rành lắm, nhưng các animation của McGraw Hill xây dựng thì cực kì vi diệu cho các bạn vừa luyện nghe, vừa học bài. Quá tiện và quá lợi! Giọng đọc của các clip này thì cực chuẩn rồi. Nên năm nhất nếu học được và nghe dịch tốt các bài về sinh học là chuẩn.
Các bạn quan tâm tới các biology trên có thể truy cập và download tại đây:
Đối với sinh viên Y2:
Năm hai các bạn được học av chuyên ngành, năm hai cũng được học về sinh lý, là môn học cực kỳ quan trọng. Thời điểm này, theo mình có hai cuốn sách bạn có thể lựa chọn để bắt đầu học đó là Gray Anatomy và cuốn Guyton’s Physiology.
+ Cuốn Gray Anatomy: Đọc ở Gray ngoài bài giảng, mỗi chương đều có nói về các bệnh lý liên quan và các tình huống lâm sàng điển hình nhất của một cơ quan giải phẫu.
+ Cuốn Guyton: là cuốn sách điển hình cho sinh lý học, viết thì quá chuẩn rồi. Chịu khó đọc hết được quyển sách này cho đến…khi ra trường thì cũng quá vi diệu! Có cái hai, bạn có thể giở sách sinh lý ĐHYD TPHCM ra và song song đọc với cuốn Guyton, sẽ thấy dễ đọc hơn rất nhiều. Cứ làm thử rồi sẽ biết nguyên nhân nhé! Đọc 1 trong 2 sách trên thôi nhé! Coi chừng ngộ độc :p :p
Đối với sinh viên Y3:
Năm thứ ba các bạn phải đi lâm sàng, việc trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng hỏi bệnh cũng như thăm khám bệnh là điều cực kỳ quan trọng. Thói quen khám bệnh và kỹ năng của các bạn hình thành từ đây, từng chút một. Mỗi trang sách của cuốn Bate’s Physical Examination & History Taking rất lôi cuốn bạn đọc, từ ngữ viết không quá academic nhưng không dễ như cuốn Gray, cùng level với cuốn Guyton. Trong sách có rất nhiều kiến thức y khoa vận dụng được, có kèm theo video dạy khám chuẩn, an tâm khi đi lâm sàng bị quăng cù bơ cù bất nhé!
Y3 nên đọc vậy thôi, mình thấy điểm nhấn Y3 là kỹ năng hỏi và thăm khám bệnh, cho dù là thực tập ngoại hay nội đều phải đọc cuốn Barbara.
Đối với Y4-Y5:
Năm thứ tư và thứ 5 là những năm học mà tất cả chúng ta phải vận dụng được kỹ năng thăm khám lâm sàng vào các bước biện luận và chẩn đoán. Nếu các bạn đã trải qua thời gian Y2-Y3 đọc được những cuốn sách căn bản như đã nêu ở trên thì sang năm Y4, Y5 chúng ta đọc những quyển sách có vẻ “hàn lâm” hơn một xíu. Một số sách mà các thầy cô và các đàn anh thường khuyên nên có để dùng nếu cần. Một trong những quyển sách đó có thể nhắc tới là Signs and Symptoms, cuốn sách tập hợp các triệu chứng và các nguyên nhân, có thể dùng để chẩn đoán được. Ngoài ra, các bạn thích tìm hiểu thêm về triệu chứng, lí giải vì sao có triệu chứng này nọ thông qua cuốn sách Mechanisms of Clinical Signs.
Nếu thời gian này bạn có nhiều thời gian nên tập đọc những bệnh án và biện luận thông qua bộ sách Case files: Internal Medicine, Surgery, Family Medicine,…
Còn tùy thuộc vào khả năng đọc của các bạn, năm Y4-Y5 đang đi thực tập bộ môn nào thì đọc sách thuộc chuyên khoa bộ môn ấy. Tuy nhiên, vẫn nên tập trung học vào giáo trình chính của ĐHYD, các bạn thường có kiểu đọc sách ngoại văn rồi làm biếng đọc sách của trường, rồi lại kết quả thi không tốt! Đọc sách chuyên khoa sâu thời gian này thỏa mãn được yêu cầu về kiến thức lâm sàng nhưng mình vẫn khuyên các bạn nên cẩn thận nhé, vì rất ít bạn thời gian Y4-Y5 đọc sách mà có thể hiểu cặn kẽ được như các anh đã thực sự đi làm lâm sàng. Các sách lâm sàng như Sabiton Surgery, Zollinger hay Campbell Orthopeadic….nên dành cho chuyên khoa đọc. Nếu muốn đọc các bệnh có liên quan khi gặp lâm sàng các bạn nên đọc trên emedicine, uptodate hay myoclinic, bạn nào khá hơn lên thẳng trên pubmed search các guideline hoặc article đọc cho .. nở não! ^^
Đối với sinh viên Y6:
Theo ý riêng của mình, Y6 đi nội nên có cuốn Pocket Medicine, hỏi các anh chị nào nội trú xem thử và mua cuốn đó mang theo đi lâm sàng nhé. Ngắn, đầy đủ và có update là điểm mạnh của cuốn này. Kiến thức thì rất nhiều, nhưng quyển này sử dụng hệ thống viết tắt thường dùng trong nội khoa nên khá ngắn gọn, nhiều khi bạn đọc quen rồi biến nó thành cách ghi chép của mình cũng tuyệt. Nhưng có điều hơi…ngộ độc đối với các bạn mới tập đọc sách ngoại văn vì nó hơi rắc rối. Nếu chưa quen thì không nên sử dụng nhé, vì tốn thời gian đi lâm sàng và ôn thi ít ỏi của các bạn lắm!
Cuốn thứ hai có thể dùng cho các bạn yêu thích nội khoa hoặc thực tập nội khoa là The Washington Manual of Medical Therapeutics, khỏi nói nhiều về quyển này. Cả sinh viên và bác sĩ lâm sàng đều thấy sách viết rất thiết thực, không hàn lâm, không vòng vo. So với cuốn Harrison thì cuốn Washington đọc dễ chịu hơn vì văn phong ngắn gọn không rườm rà. Riêng mình không khuyến khích các bạn đọc cuốn Harrison Internal Medicine, nhưng cuốn Harrison Manual thì được, nội dung không quá nhiều mà ngắn gọn, áp dụng được.
Riêng đi thực tập ngoại thì để có thể biết rõ hơn về một số phẫu thuật ngoại khoa bằng hình ảnh, các bạn có thể dùng cuốn Zollinger nhé, nhưng không nên đọc quá nhiều tốn thời gian. Nên tập trung để học kiến thức chuẩn thi tốt nghiệp và đọc sách tiếng Việt để không xa rời thực tế!!!
Sau đây là đường link chia sẻ lại cho các bạn một số quyển sách nêu trên. Bài viết mang tính chất cảm tính cá nhân dựa vào những quyển sách mình đã nghiên cứu qua, các bạn cho thêm ý kiến nhé!
Cảm ơn các bạn, chúc các bạn học tốt!
Anh Văn Y Khoa – Dr Duy
Một số sách các bạn có thể download tại đây:
Leave a Comment