Rối loạn chuyển hóa Purin gây tăng acid uric máu không chỉ là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh gout mà còn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý thường gặp ở người, đặc biệt người cao tuổi.
Tỷ lệ tăng acid uric và bệnh gout
Trong 2 thập niên vừa qua, với sự gia tăng tuổi thọ và thay đổi kinh tế xã hội, tỷ lệ người bị tăng acid uric và bệnh gout gia tăng rất nhanh, cùng với sự gia tăng các bệnh lý chuyển hóa và liên quan đến chuyển hóa khác như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì, bệnh thận mạn… đã trở thành thách thức lớn với sức khỏe con người trong thế kỷ 21.
Hiện nay ở Mỹ, gần 4% người trưởng thành bị gout (khoảng 8,3 triệu người) và gần 21% người trưởng thành có tăng acid uric máu (43,3 triệu người). Các bệnh rối loạn chuyển hóa thường đồng hành, đan xen, chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau, buộc người bệnh phải sống chung suốt quãng đời còn lại với một chế độ điều trị không mấy đơn giản, bao gồm thuốc men, tập luyện và kiêng khem để tránh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ, tai biến vành, suy tim, suy thận… vì các đích cuối mà các bệnh này nhắm tới chính là hệ thận niệu và hệ tim mạch.
I. Chuyển hóa Purin và acid uric
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa purine trong cơ thể, gồm 2 nguồn:
− Nguồn ngoại sinh, do thoái giáng các acid nucleic từ nguồn thực phẩm đưa vào, chiếm khoảng 30% lượng acid uric trong cơ thể.
− Nguồn nội sinh, do thoái giáng acid nucleic từ nhân các tế bào bị tiêu hủy và do tổng hợp nội sinh và chuyển hoá purin trong cơ thể nhờ các men đặc hiệu, chiếm khoảng 70% lượng acid uric trong cơ thể. Các quá trình này khá phức tạp và hầu như không thể can thiệp.
Mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Tác giả: Lê Anh Thư – Bệnh viện Chợ Rẫy
Nguồn: Thầy Thuốc Việt Nam
Leave a Comment