BỆNH CƠ TIM TAKOTSUBO – HỘI CHỨNG CON TIM TAN VỠ (BROKEN HEART SYNDROME)

1.TỔNG QUAN

  • Hội chứng trái tim tan vỡ là một tình trạng tạm thời của trái tim, thường diễn ra khi đối mặt với tình huống căng thẳng và cảm xúc cực độ. Tình trạng này cũng có thể gặp do bệnh lý nội khoa nặng hay trải qua một cuộc phẫu thuật. Tình trạng này còn có nhiều tên gọi khác như bệnh cơ tim căng thẳng, bệnh cơ tim Takotsubo.
  • Những người gặp hội chứng trái tim tan vỡ thường gặp tình trạng đau thắt ngực hoặc cảm thấy như đang trải qua một cơn đau tim. Hội chứng trái tim tan vỡ chỉ tác động cách đột ngột lên một phần của trái tim, làm rối loạn tạm thời chức năng co bóp bình thường của trái tim. Phần còn lại của trái tim vẫn tiếp tục hoạt động cách bình thường hoặc thậm chí có thể tăng hoạt động để bù lại.
  • Các triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ có thể điều trị được, và tình trạng y khoa này có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần.

2.TRIỆU CHỨNG

Hội chứng trái tim tan vỡ có các triệu chứng và dấu hiệu có thể bị nhầm lẫn với một cơn đau tim. Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp là:

  • Khó thở.
  • Đau thắt ngực

3.NGUYÊN NHÂN

Hội chứng trái tim tan vỡ thường xảy ra khi có những căng thẳng về thể chất và tinh thần. Dưới đây là một số tác nhân có khả năng khởi phát hội chứng trái tim tan vỡ:

  • Sự ra đi của người thân.
  • Bệnh lý y khoa nặng.
  • Mất thậm chí có thể là kiếm được nhiều tiền.
  • Cuộc tranh luận mãnh liệt.
  • Một bữa tiệc bất ngờ.
  • Buổi thuyết trinh trước đám đông.
  • Mất việc hoặc gặp khó khăn trong tài chính.
  • Ly hôn.
  • Các yếu tố gây căng thẳng như lên cơn hen cấp, nhiễm COVID19, chấn thương nặng,…

Tuy hiếm gặp, nhưng một số thuốc cũng có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ do sự tăng mạnh các hóc-môn gây căng thẳng. Một số loại thuốc có khả năng gây ra hội chứng trái tim tan vỡ như:

  • Epinephrine – một thuốc được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nặng hay lên cơn hen nặng.
  • Duloxetine – một lọai thuốc được sử dụng để điều trị biến chứng thần kinh trên người mắc đái tháo đường hay để điều trị trầm cảm.
  • Venlafaxine – một thuốc cũng được sử dụng để điều trị trầm cảm.
  • Levothyroxine – một thuốc sử dụng cho những người có rối loạn về chức năng tuyến giáp.
  • Một số chất kích thích gây nghiện như methamphetamine và cocaine.

4.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

  • Giới tính.Hội chứng này thường gặp trên phụ nữ hơn nam giới.
  • Tuổi.Dường như hầu hết những người mắc hội chứng trái tim tan vỡ đều trên 50 tuổi.
  • Tiền căn mắc bệnh về thần kinh. Những người từng gặp các rối loạn liên quan đến thần kinh, như chấn thương đầu hay rối loạn co giật (động kinh) có nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ cao hơn.
  • Rối loạn tâm thần đã từng hay đang mắc. Nếu bạn bị rối loạn liên quan đến tâm thần, như rối loạn lo âu hay rối loạn trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ cao mắc hội chứng trái tim tan vỡ hơn những người khác.

5.BIẾN CHỨNG

Rất hiếm gặp, tuy nhiên, hội chứng trái tim tan vỡ vẫn có khả năng gây tử vong. Nhưng, hầu hết những trường hợp mắc hội chứng trái tim tan vỡ thường hồi phục rất nhanh và hầu như không ghi nhận được bất kỳ rối loạn hay thay đổi nào sau khi mắc hội chứng này.

Một số biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng trái tim tan vỡ, bao gồm:

  • Tồn đọng dịch trong phổi của bạn (phù phổi).
  • Huyết áp thấp (hạ huyết áp).
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Suy tim.

Bạn vẫn có khả năng trải qua hội chứng trái tim tan vỡ một lần nữa, nếu bạn trải qua một vấn đề gây căng thẳng khác. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá là thấp.

6.CHẨN ĐOÁN

  • Tiền căn y khoa và khám tổng quát.
  • Điện tâm đồ (ECG). Điện tâm đồ ghi nhận lại  các xung động giúp tim bạn đập
  • Siêu âm tim: ghi nhận được những bất thường qua thăm khám. Ví dụ như trái tim của bạn to hơn bình thường, hay có hình dáng bất thường.
  • Xét nghiệm máu; Những người mắc hội chứng trái tim tan vỡ thường sẽ có nồng độ một số chất nhất định tăng cao trong máu, những chất đó được gọi là dấu chỉ sinh học của cơ tim.
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI):
  • Chụp mạch vanh: Là một xét nghiệm có tính xâm lấn. Một loại thuốc cản quang sẽ được bơm vào mạch máu trong tim của bạn. Sau đó, máy X-quang sẽ chụp những hình ảnh của chất cản quang tái tạo hình ảnh mạch máu nuôi tim bạn, giúp bác sĩ có cái nhìn chi tiết bên trong mạch máu của bạn.

Rate this post
Nhung:
Related Post
Leave a Comment