Cơ chế gây nhịp tim nhanh ở bệnh nhân cường giáp

Giải thích cơ chế gây nhịp tim nhanh ở bệnh nhân cường giáp

Hệ giao cảm là một trong hai phần của hệ thần kinh tự động, nó có các sợi giao cảm chi phối cho nút xoang, nút nhĩ thất và tế bào cơ tim của tâm thất. Khi bạn chơi thể theo, hệ giao cảm sẽ được kích thích và phát nhiều xung động thần kinh đến tim, kích thích tim đập nhanh và mạnh. Quá trình này diễn ra như sau:
1. Khi hệ giao cảm sẽ được kích thích, chúng sẽ phát xung động thần kinh truyền dọc theo nơ-ron trước hạch.
2. Đến tận cùng nơ-ron này, một chất dẫn truyền thần kinh có tên là acetycholin (Ach) sẽ được giải phóng và gắn với thụ thể nicotin có trên màng nơ-ron sau hạch.
3. Xung động thần kinh được truyền dọc theo nơ-ron sau hạch.
4. Đến tận cùng nơ-ron sau hạch, một chất dẫn truyền thần kinh khác có tên là norepinephrine (hay noradrenalin) sẽ được giải phóng và gắn vào thụ thể β có ở nút xoang và tế bào cơ tim để kích thích tim đập nhanh và mạnh.
Như đã tìm hiểu ở phần sinh lý tuyến giáp, T3 và T4 có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể β có ở nút xoang và tế bào cơ tim. Cường giáp làm tăng nồng độ T3 và T4 trong máu, dẫn đến càng tăng số lượng thụ thể β. Khi số lượng thụ thể β nhiều lên, sẽ có càng nhiều norepinephrine gắn vào thụ thể β ở nút xoang, kích thích tim đập nhanh hơn, và thụ thể β ở tế bào tâm thất, kích thích cơ tim co bóp mạnh hơn. Do đó, tim của những bệnh nhân cường giáp sẽ đập nhanh và mạnh ngay cả lúc họ nghỉ ngơi (vì lúc đó tuyến giáp vẫn tiết nhiều hormon). Việc đập nhanh và mạnh lâu ngày làm quả tim dần suy yếu, cuối cùng có thể dẫn đến suy tim.
Rate this post
Nhung:
Related Post
Leave a Comment