Phân biệt: Viêm phổi điển hình và Viêm phổi không điển hình

VIÊM PHỔI ĐIỂN HÌNH và VIÊM PHỔI KHÔNG ĐIỂN HÌNH

Trên lâm sàng thường gặp hai dạng viêm phổi là viêm phổi điển hình và không điển hình. Việc phân biệt dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng sẽ giúp ích trong việc chẩn đoán và điều trị về sau.
Chẩn đoán xác định viêm phổi
  • Bệnh nhân thường không có tiền sử bệnh phổi, khởi phát sau đợt nhiễm lạnh.
  • Bệnh khởi phát một cách đột ngột ở người trẻ với biểu hiện sốt cao kèm rét run, mạch nhanh, đau ngực khu trú một bên ngực, khó thở nhanh nông, ho khạc đàm quánh dính, có thể nhầy mủ vàng hay đỏ nâu (màu gỉ sắt).
  • Khám phổi có thể phát hiện hội chứng đông đặc ở thùy trên, giữa hay dưới.
  • Số lượng bạch cầu tăng >10.000/mm3, Neutrophil tăng trên 80%, tốc độ lắng máu tăng.
  • Soi đờm: BK âm tính, cấy đờm thấy song cầu khuẩn có vỏ bọc Gram (+).
  • X-Quang phổi thấy bóng mờ đồng nhất, không tạo hang.
  • Cần chẩn đoán phân biệt với xẹp phổi do ung thư phế quản, tràn dịch màng phổi khu trú, khối u phổi, Ap-xe phổi
  • Các biến chứng của viêm phổi có thể gặp
– Tổn thương lan rộng sang các thùy khác, có khi xâm chiếm cả một bên phổi hay lan sang bên đối diện.
– Xẹp phổi do đờm đặc quánh làm tắc phế quản hay một thùy phổi.
– Áp-xe phổi thường gặp do dùng kháng sinh không đủ liều lượng, bệnh nhân thường sốt cao dai dẳng, ho nhiều đàm mủ. X-Quang có một hay nhiều hình hàng có mức nước hơi bên trong.
– Tràn dịch màng phổi: Viêm phổi màng phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, tác nhân thường gặp là tụ cầu vàng.
– Tràn mủ màng phổi: Bệnh nhân sốt dai dẳng, chọc dò màng phổi phát hiện mủ.
– Biến chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, đôi khi có rung nhĩ. Ở bệnh nhân viêm phổi nặng do phế cầu có thể có viêm màng ngoài tim mủ. Suy tim xảy ra trong trường hợp sốc.
– Biến chứng tiêu hóa: Vàng da do gan bị suy, biến chứng viêm phúc mạc.
– Biến chứng thần kinh: Vật vã, mê sảng.
Rate this post
Nhung:
Related Post
Leave a Comment