1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm nhiễm đường sinh dục là một trong những bệnh phổ biến ở phụ nữ nó liên quan mật thiết với quan hệ tình. Ngoài ra nó còn là hậu quả của các biến chứng trong sinh đẻ như nạo sót nhau, bóc rau sau đẻ, đặt dụng cụ tử cung (DCTC) không đảo đảm vô khuẩn và nhất là trong các trường hợp phá thai an toàn.
Tuỳ theo vi khuẩn gây bệnh, bệnh cành lâm sàng thường biểu hiện dưới dạng cấp tính, bán cấp tính và mãn tính
Phần phụ ở người phụ nữ bao gồm: buồng trứng, vòi tử cung (vòi trứng), dây chằng rộng. Viêm phần phụ thường bắt đầu từ viêm vòi tử cung, sau đó lan ra xung quanh.
2. TRIỆU CHỨNG
2.1. Hình thái cấp tính
Viêm phần phụ cấp thường xảy ra sau đẻ, sau sẩy thai hoặc sau các can thiệp thủ thuật ở vùng tiểu khung như nạo hút, đặt vòng, tháo vòng…và sau viêm âm đạo cấp do vi khuẩn lậu.
2.1.1. Triệu chứng lâm sàng
– Nổi bật là đau vùng bụng dưới đột ngột ở phụ nữ, đau tăng khi đi lại, thường đau cả hai bên ( chiếm 90%)…
– Rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong 50% các trường hợp, dấu hiệu nặng nề kích thích vùng bụng như mót rặn, đi nặng, tiểu khó, tiểu không hết nước tiểu (chiếm 15-25% các trường hợp).
– Sốt là dấu hiệu kèm theo các triệu chứng này, nhiệt độ lên đến 39o C.
– Có thể nôn hoặc buồn nôn.
– Khám bụng thấy đề kháng bụng vùng dưới, nhưng không co cứng thành bụng, có dấu giảm áp – Blumberg (+).
– Đặt mỏ vịt: có nhiều khí hư, có khi là mủ, chiếm từ 39-65% các trường hợp, ta nên lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm.
– Thăm khám phối hợp bằng 2 tay tỏng âm đạo và trên bụng, ta thấy tử cung mềm, khi lay động sẽ thấy tử cung sẽ gây đau, hai phần phụ nề đau. Đôi khi phát hiện thấy khối cạnh tử cung thường ở mặt sau của tử cung, dính không di động.
2.1.2. Cận lâm sàng
Công thức máu có bạch cầu tăng, đặc biệt bạch cầu trung tính tăng cao. CRP tăng.
Cấy máu có thể phát hiện vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm dịch cổ tử cung để phát hiện thấy khối cạnh tử cung để phát hiện vi khuẩn lậu và Chlamydia. Trên thực tế xét nghiệm không phải lúc nào cũng cho kết quả dương tính vì viêm phần phụ có thể xảy ra do tạp khuẩn. Siêu âm để phát hiện các khối viêm nhiễm và áp xe phần phụ.
2.2. Hình thái bán cấp
Chiếm 30% các trường hợp.
2.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Thường nhẹ hơn với:
– Đau âm ỉ vùng bụng hạ vị hoặc thắt lưng.
– Rong kinh thường hay gặp.
– Khí hư không rõ ràng, không đặc hiệu.
– Sốt nhẹ 37,5 -38 độ
– Khám bụng: thường thấy bụng mềm, khám thấy có đề kháng cục bộ vùng bụng dưới.
– Khám âm đạo: có thể thấy đau một hoặc hai bên của phần phụ, có khối nề khó phân biệt ranh giới với tử cung. Có dấu hiệu đau khi lay động tử cung.
– Khám trực tràng: người bệnh rất đau khi khám.
2.2.2. Cận lâm sàng
– Bạch cầu tăng với bạch cầu trung tính vừa phải.
– CRP tăng
– Siêu âm xác định được khối phần phụ với âm vang hỗn hợp.
– Nội soi ổ bụng: có thể gặp các thương tổn phối hợp viêm phần phụ, viêm quanh gan dạng màng dính giữa gan và cơ hoành, hoặc mặt trên gan với thành truớc ổ bụng như các sợi dây đàn violon (hội chứng Fitz- Hugh- Curtis: viêm quanh gan thứ phát sau viêm sinh dục không đặc hiệu. có các dấu hiệu sốt, đau hạ sườn phải lan lên vai, có các dấu hiệu của tiểu khung làm nghĩ đến viêm phần phụ. Tuy nhiên không có vàng da, các xét nghiệm chức năng gan và siêu âm đưồng mật đều bình thường).
2.3. Hình thái mãn tính
2.3.1. Nguyên nhân
Do viêm phần phụ cấp tính không được điều trị đầy đủ kịp thời.
2.3.2. Triệu chứng
– Cơ năng:
+ Đau: đau vùng hạ vị hây hai bên hố chậu, thường có một bên trội hơn đau thay đổi về cường độ thời gian từng cơn hay liên tục; khi đi lại niều làm việc nặng đau tăng, khi nghỉ ngơi đau ít hơn.
+ Khí hư: không nhiều, không đặc hiệu
+ Ra máu: có thể ra máu bất thường trước và sau khi hành kinh hoặc rong kinh.
– Thực thể:
+ Khám âm đạo phối hợp nắn bụng để phát hiện.
+ Tử cung di động hạn chế khi lay động
+ Có thể có khối cạnh tử cung, ấn đau, ranh giới không rõ do vòi tử cung dính với buồng trứng thành một khối.
3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
– Đau do bệnh đường tiêu hoá và tiết niệu
– Viêm ruột thừa cấp: viêm phần phụ thấy đau cả 2 bên, điểm của phần phụ phải thấp hơn điểm đau của ruột thừa viêm.
– Viêm mủ bể thận
– Viêm đại tràng
– Chửa ngoài tử cung.
+ Chậm kinh, đau bụng một bên hố chậu, rong huyết
+ HCG(+)
+ Siêu âm: không thấy túi ối trong buồng tử cung
– Viêm, ứ nước vòi tử cung do lao.
4. TIẾN TRIỂN
– Viêm phúc mạc đáy chậu:
– Áp xe phần phụ
– Áp xe buồng trứng:
– Viêm tấy lan tỏa đáy chậu.
– Viêm phúc mạc toàn thể:
– Di chứng: di chứng thường gặp của viêm nhiêm hố chậu đó là:
+ Vô sinh do tắc vòi tử cung hai bên, dính tua loa vòi…
+ Thai ngoài tử cung.
+ Đau vùng chậu kinh niên.
5. PHÒNG BỆNH
– Định ký tổ chức khám phụ khoa tuyến cơ sở để phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt nhóm nguy cơ hoặc những người làm việc trong môi trường nước bẩn.
– Phát hiện sớm, điều trị tích cực viêm nhiễm đường sinh dục dưới ngay khi mới nhiễm.
– Phát hiện và điều trị viêm niệu đạo ở nam và nữ có hiệu quả.
– Sử dụng bao cao su ở những người có nguy cơ cao với bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi làm các thủ thuật sản phụ khoa.
– Tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh giao hợp. Tuyên truyền lối sống lành mạnh.
– Vận động sinh đẻ có kế hoạch tránh có thai ngoài ý muốn.
Leave a Comment