Tiêu chuẩn chẩn đoán một số bệnh Cơ Xương Khớp

Tiêu chuẩn chẩn đoán một số bệnh Cơ Xương Khớp

1. Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Bệnh Gout

Theo tiêu chuẩn của ILAR và Omeract năm 2000 Độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%

– Có tinh thể urat đặc trưng trong dịch khớp, và / hoặc:

– Hạt tophi được chứng minh có chứa tinh thể urat bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và / hoặc:

– Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X quang sau:

  1. Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
  2. Có hơn một cơn viêm khớp cấp.
  3. Viêm khớp ở một khớp.
  4. Đỏ vùng khớp.
  5. Sưng, đau khớp bàn ngón chân
  6. Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên.
  7. Viêm khớp cổ chân một bên.
  8. Tôphi nhìn thấy được.
  9. Tăng acid uric máu (nam ≥ 420 µmol/l, nữ ≥ 360 µmol/l)
  10. Sưng đau khớp không đối xứng.
  11. Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X quang
  12. Cấy vi khuẩn âm tính.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout theo ACR/EULAR 2015

Các bước chẩn đoán Tiêu chuẩn Điểm
Bước 1: Tiêu chuẩn đầu vào ≥ 1 đợt sưng đau 1 khớp ngoại vi hay bao hoạt dịch (bao thanh dịch) Có/Không
Bước 2: Tiêu chuẩn vàng Phát hiện tinh thể urat trong 1 khớp có triệu chứng hay bao hoạt dịch (tức là, trong dịch khớp) hoặc hạt tophy Có/Không
Bước 3: Nếu không phát hiện được tinh thể urat
* Lâm sàng
1. Đặc điểm của

viêm một hay vài khớp

+ Khớp cổ chân hay giữa bàn chân (ngoại trừ khớp bàn ngón chân cái)

+ Khớp bàn ngón chân cái

1

 

2

2. Tính chất đợt viêm cấp

– Đỏ khớp

– Không chịu được lực ép hoặc sờ vào khớp viêm

– Khó khăn khi đi lại hay vận động khớp

+ 1 tính chất

+ 2 tính chất

+ 3 tính chất

1

2

3

3. Đặc điểm thời gian (có ≥ 2 đợt đau cấp, không sử dụng thuốc kháng viêm):

– Thời gian đau tối đa < 24h

– Khỏi triệu chứng đau ≤ 14 ngày

– Khỏi hoàn toàn giữa các đợt cấp

 

 

 

1 đợt điển hình

Nhiều đợt tái phát điển hình

 

 

 

 

1

2

 

4. Hạt tophi Không

0

4

* Cận lâm sàng
1. Xét nghiệm acid uric máu

 

 

+ < 240 mmol/l

+ 240 – < 360 mmol/l

+ 360 – < 480 mmol/l

+ 480 – < 600 mmol/l

+ ≥ 600 mmol/l

-4

0

2

3

4

2. Xét nghiệm dịch khớp Không phát hiện tinh thể urat – 2
3. Chẩn đoán hình ảnh

– Siêu âm: dấu hiệu đường đôi

– DECT (dual energy computed tomography: chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép) scanner: bắt màu urat đặc biệt

Có 1 trong 2 bằng chứng

4

4. Xquang:

Hình ảnh bào mòn xương ở bàn tay hoặc bàn chân

 

Hiện diện

 

4

Chẩn đoán (+)  GÚT TỔNG ĐIỂM ≥ 8

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout theo ACR/EULAR 2015 có ưu điểm vượt trội so với các tiêu chuẩn trước đây về độ nhạy (92%), độ đặc hiệu (89%) và diện tích dưới đường cong 0,95.

2. Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Thoái Hóa Khớp

Chẩn đoán xác định: Bệnh thường gặp ở nữ, chiếm 80% trường hợp.

Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991

– Có gai xương ở rìa khớp (trên X quang)

– Dịch khớp là dịch thoái hoá

– Tuổi trên 38

– Cứng khớp dưới 30 phút

– Có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5

– Các dấu hiệu khác:

+ Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.

+ Biến dạng: do xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

– Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán

+ X quang qui ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence

Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ

Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa

Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn

+ Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh  sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI)): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều, phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

+ Nội soi khớp: phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia  4 độ), qua nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm  tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.

3. Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp

a, Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR )1987

Hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần.

– Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ

– Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.

– Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón

– Viêm khớp đối xứng

– Hạt dưới da

– Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính

– Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc.

Tiêu chuẩn ACR 1987 có độ nhạy 91-94% và độ đặc hiệu 89% ở những bệnh nhân VKDT đã tiến triển. Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, độ nhạy chỉ dao động từ 40-90% và độ đặc hiệu từ 50-90%.

Lưu ý: Hạt dưới da hiếm gặp ở Việt Nam. Ngoài ra, cần khảo sát các triệu chứng ngoài khớp như : teo cơ, viêm mống mắt, tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm mạch máu… thường ít gặp, nhẹ, dễ bị bỏ sót.

b, Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu 2010 (ACR/EULAR 2010 – American College of Rheumatology/ European League Against Rhumatism).

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm, các khớp viêm dưới 06 tuần và thể ít khớp. Tuy nhiên cần luôn theo dõi đánh giá lại chẩn đoán vì nhiều trường hợp đây cũng có thể là biểu hiện sớm của một bệnh lý khớp khác không phải viêm khớp dạng thấp.

Đối tượng là các bệnh nhân:

– Có ít nhất 1 khớp được xác định viêm màng hoạt dịch trên lâm sàng

– Viêm màng hoạt dịch khớp không do các bệnh lý khác

A. Biểu hiện tại khớp

Biểu hiện Điểm
1 khớp lớn 0
2−10 khớp lớn 1
1−3 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) 2
4−10 khớp nhỏ (có hoặc không có biểu hiện tại các khớp lớn) 3
>10 khớp (ít nhất phải có 1 khớp nhỏ) 4

B. Huyết thanh (ít nhất phải làm một xét nghiệm)

Biểu hiện Điểm
RF âm tính và Anti CCP âm tính 0
RF dương tính thấp* hoặc Anti CCP dương tính thấp* 2
RF dương tính cao* hoặc Anti CCP dương tính cao*    khớp lớn) 3

C. Các yếu tố phản ứng pha cấp (cần ít nhất một xét nghiệm)

Biểu hiện Điểm
CRP bình thường và Tốc độ lắng máu bình thường 0
CRP tăng hoặc Tốc độ lắng máu tăng 1

D. Thời gian biểu hiện các triệu chứng

Biểu hiện Điểm
<6 tuần 0
≥6 tuần 1

 

Chẩn đoán xác định: khi số điểm ≥6/10

Dương tính thấp khi ≤ 3 lần giới hạn cao của bình thường Dương tính cao khi > 3 lần giới hạn cao của bình thường

4. Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Loãng Xương

Hiện nay, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương là dựa vào chỉ số T (T-score) của cổ xương đùi, cột sống thắt lưng đo bằng máy DXA. Chỉ số T là kết quả của 2 thông số: mật độ xương đỉnh (peak bone mineral density – pBMD) và độ lệch chuẩn (SD). Ở Cần Thơ chỉ có 2 trung tâm có máy đo DXA trung tâm là Trung tâm chẩn đoán Y khoa và Trung Tâm Y-Nha Vạn Phước.

5. Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Lupus

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ARA (1997), để chẩn đoán là bệnh lupus ban đỏ, bệnh nhân phải có trên 4 triệu chứng trong số 11 triệu chứng sau:

– Nổi hồng ban có dạng hình cánh bướm ở hai bên má, phía dưới 2 mắt, sang thương có thể phẳng hoặc gồ lên mặt

– Ban hình đĩa: những mảng màu đỏ, nổi gồ lên kèm theo nổi vảy ở phần da phủ phía trên.

– Nhạy cảm với ánh sáng, nổi ban do phản ứng với ánh sáng mặt trời.

– Loét ở miệng: những vết loét không đau ở vùng mũi hoặc miệng.

– Viêm khớp, viêm khớp do lupus thường không gây biến dạng khớp, có thể sưng khớp và ấn đau.

– Viêm thanh mạc là tình trạng viêm của các túi hoặc màng bao bọc phổi, tim và lát khoang ổ bụng.

– Bệnh thận, tiểu đạm hoặc soi nước tiểu dưới kính hiển vi cho thấy những bằng chứng về tình trạng tổn thương cầu thận.

– Rối loạn về thần kinh, biểu hiện bằng triệu chứng co giật hoặc tình trạng rối loạn tâm thần.

– Rối loạn về máu, giảm số lượng các thành phần trong máu.

– Bệnh lý miễn dịch, để xác định chính xác cần phải thực hiện những xét nghiệm chuyên biệt, kháng thể kháng DNA, các protein nhân hoặc các phospholipids, xét nghiệm này có thể dương tình giả ở bệnh giang mai. Những kháng thể này xuất hiện trong máu có thể chống lại những mô lành của cơ thể vì vậy lupus còn được gọi là bệnh tự miễn.

– Kháng thể kháng nhân (ANA – antinuclear antibody) là yếu tố thường gặp trong máu ở các bệnh tự miễn.

Một số bệnh nhân, đặc biệt là những người có hội chứng kháng phospholipid, có thể bị lupus ban đỏ mà không có đủ 4 tiêu chuẩn, và bệnh cũng có những đặc điểm khác ngoài những tiêu chuẩn kể trên.

5/5 - (2 bình chọn)
admin:
Related Post
Leave a Comment