TẮM CHO BỆNH NHÂN CHÀM: CHẤT BỔ SUNG VÀ CHẤT TẨY PHA LOÃNG

CHƯƠNG 2

Tắm cho bệnh nhân chàm: Chất bổ sung và chất tẩy pha loãng

Kristin Blake, LAc, Alexander Arrington, and Vivian Shi, MD 

Tắm hàng ngày có thể là một hành vi có lợi cho người bị chàm  bằng cách giúp làm ẩm da và loại bỏ các chất gây dị ứng, tế bào  da chết và các chất gây kích ứng (1). Một câu hỏi đặt ra là liệu  có lợi ích gì khi thêm chất bổ sung vào việc tắm hàng ngày hay không .

Chất bổ sung khi tắm

Có một số chất bổ sung khi tắm thường được khuyên dùng, tất  cả đều có dữ liệu ở các mức độ khác nhau để hỗ trợ việc sử dụng  chúng. Các chất bổ sung thường được sử dụng bao gồm chất tẩy  trắng (sodium hypochlorite), bột yến mạch, muối khoáng, giấm  và dầu tắm (2). 

Lợi ích thấy được khi sử dụng các chất bổ sung này thường nằm trong ba nhóm: 

  1. Chống viêm để giúp giảm các triệu chứng như ngứa
  2. Kháng khuẩn để rút ngắn thời gian bùng phát bệnh chàm
  3. Bổ sung độ ẩm để hạn chế tổn thương hàng rào tự nhiên của  da sau khi tắm

Tắm chất tẩy pha loãng

Tắm chất tẩy loãng được phát  hiện có tác động trực tiếp đến  vi khuẩn gây hại (như Staphylococcus aureus) trên  da và giúp rút ngắn các đợt  bùng phát, đồng thời làm tăng  sự đa dạng của vi khuẩn trên  da (3). Nó đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân dễ bị nhiễm  trùng da tái phát do bệnh  chàm. 

CHUẨN BỊ ĐỂ TẮM CHẤT  TẨY PHA LOÃNG

  • Độ pha loãng được khuyến  nghị cho bồn tắm chất tẩy là 1⁄2 cốc  chất tẩy gia dụng thông thường cho  vào bồn tắm tiêu chuẩn 40 gallon.  Nên pha loãng chất tẩy trắng này vì  nó đã được chứng minh là không  chỉ mang lại lợi ích chống vi khuẩn  mà còn chưa có bất kỳ bằng chứng  nào về việc gây hại cho da hoặc  kích ứng da (4).
  • Nên tắm chất tẩy trắng 2-3  lần mỗi tuần, mỗi lần 5-10 phút  sau đó rửa lại bằng nước máy (5). Những cách tắm này đã được  chứng minh không chỉ làm giảm  mức độ nghiêm trọng của các triệu  chứng bệnh chàm mà còn có thể giảm tần suất nhiễm trùng da.
  • Mặc dù có vẻ khó tin là chất có khả năng kích ứng này thực sự có lợi, nhưng tắm chất tẩy đã được  chứng minh là “chấp nhận tốt, an  toàn và không có tác dụng tiêu  cực.” (4)
    Lưu ý đặc biệt về chất tẩy để tắm
  • Trong số các chất bổ sung để tắm cho bệnh chàm, bằng chứng  cho việc tắm chất tẩy loãng thường xuyên là mạnh nhất. Mặc dù  nghiên cứu về vai trò của các cộng đồng vi sinh vật trên da đối  với bệnh viêm da dị ứng là mới và vẫn chưa hoàn thiện, nhưng  có một số bằng chứng ban đầu cho thấy rằng việc tăng cường sự đa dạng của vi khuẩn ở các vùng da bị ảnh hưởng trong thời gian  bùng phát có thể rút ngắn thời gian giai đoạn bùng phát và giảm  mức độ nghiêm trọng tổng thể của bệnh (3).
  • Ngoài tác dụng chống vi khuẩn, có những nghiên cứu ban đầu  trên động vật cho thấy chất tẩy có tác dụng chống viêm và chống  ngứa (6). Tuy nhiên, một nghiên cứu tổng hợp và đánh giá có hệ thống đã chỉ ra rằng mặc dù tắm chất tẩy có ích trong việc giảm  mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm, chúng dường như không  hiệu quả hơn so với tắm nước đơn thuần (7). Tại thời điểm này,  chúng ta chỉ có thể nói rằng cần có các nghiên cứu lâm sàng lớn  hơn, được thiết kế tốt hơn để xác nhận lợi ích của việc tắm chất tẩy và hiểu cơ chế làm cho nó có lợi trên bệnh nhân chàm.

LƯU Ý

Nếu con bạn bị nhạy cảm với chất tẩy hoặc bệnh hen suyễn dị ứng có thể bị nặng hơn do hơi Clo, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu liệu pháp  tắm chất tẩy cho con bạn.

Một số chất bổ sung khi tắm 

BỘT YẾN MẠCH

Thêm bột yến mạch vào bồn tắm có thể giúp giảm ngứa do bệnh chàm bùng phát. Đặc biệt, bột yến mạch đã được chứng minh là có khả năng làm giảm viêm và giảm giải phóng histamine, làm giảm ngứa trong đợt bùng phát.

GIẤM

Thêm giấm vào bồn tắm được cho là có tác dụng kháng khuẩn và giảm độ pH trên da, cả hai đều được cho là có tác dụng cải thiện bệnh chàm. Tuy nhiên, hiện tại không có dữ liệu nghiên cứu được công bố cho thấy nó có hiệu quả đối với bệnh chàm, nhưng dữ liệu ban đầu cho thấy việc thực hiện các phương pháp điều trị bằng chất tẩy và giấm tại chỗ có thể liên quan đến việc giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh (9). 

BỘT GẠO

Việc sử dụng bột gạo như một chất bổ sung khi tắm chưa được nghiên cứu rộng rãi. Hai nghiên cứu nhỏ đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn khi thêm bột gạo hoặc nước cám gạo nấu vào bồn tắm (10,11). Những kết quả này cho thấy sự gia tăng khả năng chữa lành của da cũng như sự gia tăng chức năng hàng rào bảo vệ da của những người bị viêm da dị ứng (11) Giả thiết cho rằng ngoài việc gia tăng lưu lượng máu đến da, các phân tử nhỏ trong cám gạo có thể thâm nhập vào các lớp trên của da và tạo thành  một hàng rào bảo vệ có thể làm giảm sự xâm nhập  da của các chất gây dị ứng (10). Nghiên cứu thêm là cần thiết, nhưng những kết quả ban đầu này là  đáng khích lệ.

KHOÁNG SẢN VÀ MUỐI BIỂN CHẾT

Khi tắm thường xuyên trong thời kỳ bùng phát, nước  thường hoặc nước cứng có thể gây khó chịu hoặc thậm chí  gây đau đớn, vì nước có thể châm chích da. Mặt khác, tắm  trong dung dịch muối Biển Chết pha loãng đã được chứng  minh là có lợi cho da mà không gây kích ứng thêm. 

Dung dịch nước muối Biển Chết chứa một lượng tương  đối cao các ion magiê, cũng như canxi, kali và brom.  Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng hàm lượng magiê cao  trong muối Biển Chết tác động có lợi đến da và giúp giảm  viêm (13,14). Các ion magiê, đặc biệt khi kết hợp trong  dung dịch với canxi (14), làm giảm đáp ứng viêm của cơ thể, tăng độ ẩm cho da , và giảm sự thô ráp liên quan đến  da khô (12,13). 

DẦU TẮM

Dầu tắm có thể cho cảm giác rằng chúng sẽ là một  chất bổ sung hữu ích khi tắm. Tuy nhiên, dữ liệu còn hạn chế để chứng minh lợi ích của việc thêm chúng  khi tắm đối với những người bị bệnh chàm. Nguy cơ té ngã trong bồn tắm cũng cao hơn do làm tăng độ trơn của bồn tắm (1). 

Dầu dừa tự nhiên và dầu hạt hướng dương, khi được  sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm, đã được chứng  minh là hữu ích trong bệnh chàm vì chúng có đặc  tính chống vi khuẩn (15) và chống viêm (16,17). 

Ngoài ra, một nghiên cứu mới cho thấy kết quả đầy  hứa hẹn rằng dầu đậu nành tinh chế, khi được sử dụng bổ sung khi tắm, có thể giúp cải thiện hàng rào  bảo vệ da cho những người bị khô da nhẹ (18). Vì  việc cải thiện hàng rào bảo vệ da là một thước đo thường được sử dụng để đánh giá các phương pháp  điều trị hiệu quả cho bệnh chàm, nên nghiên cứu mới  này rất đáng khích lệ.

Đánh giá về chất bổ sung khi tắm

Nhìn chung, dữ liệu hiện tại về các chất bổ sung trong bồn tắm  cho thấy lợi ích kháng khuẩn của việc thêm một lượng nhỏ chất  tẩy trắng (sodium hypochlorite) vào bồn tắm. Các chất bổ sung thường được sử dụng khác như giấm, bột yến mạch, muối  khoáng, tinh bột gạo và một số loại dầu tắm nhất định có thể giúp giảm tạm thời các triệu chứng cấp tính bằng cách giảm ngứa  và viêm, nhưng chưa được chứng minh là mang lại lợi ích lâu  dài hoặc khả năng kháng khuẩn trên bệnh nhân chàm. Để đánh  giá loại chất bổ sung khi tắm tốt nhất cho bệnh chàm, cần có  nhiều nghiên cứu hơn để giúp hiểu rõ hơn về cơ chế các chất bổ sung này hoạt động để giảm viêm, nhiễm trùng, ngứa và cách  chúng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn và chức năng của hàng rào  tự nhiên của da trong hỗ trợ điều trị bệnh chàm. 

  1. Eichen eld LF, Tom WL, Berger TG, et al. Guidelines of care for the management of  atopic dermatitis: section 2. Management and treatment of atopic dermatitis with topical  therapies. J Am Acad Dermatol.2014;71(1):116-132.
  2. Santer M, Rumsby K, Ridd MJ, et al. Bath additives for the treatment of childhood eczema  (BATHE): protocol for multicentre parallel group randomised trial. BMJ  Open.2015;5(10):e009575.
  3. Kong HH, Oh J, Deming C, et al. Temporal shifts in the skin microbiome associated with  disease ares and treatment in children with atopic dermatitis. Genome  Res.2012;22(5):850- 859.
  4. Shi VY, Foolad N, Ornelas JN, et al. Comparing the effect of bleach and water baths on  skin barrier function in atopic dermatitis: a split-body randomized controlled trial. Br J  Dermatol.2016;175(1):212-214.
  5. Gittler JKW, J.F.; Orlow, S. J. . Bathing and Associated Treatments in Atopic Dermatitis.  American Journal of Clinical Dermatology.2017;18:45-57.
  6. Fukuyama T, Martel BC, Linder KE, et al. Hypochlorous acid is antipruritic and anti- in  ammatory in a mouse model of atopic dermatitis. Clin Exp Allergy.2018;48(1):78-88.
  7. Chopra R, Vakharia PP, Sacotte R, et al. E cacy of bleach baths in reducing severity of  atopic dermatitis: A systematic review and meta-analysis. Ann Allergy Asthma  Immunol.2017;119(5):435-440.
  8. Silverberg NB. Selected active naturals for atopic dermatitis: Atopic Dermatitis Part 1.  Clinics in Dermatology.2017;35(4):383-386.
  9. Sarah Asch DV, Josiane Joseph, Brittny Major, Megha Tollefson. Comparison of bleach,  acetic acid, and other topical anti-infective treatments in pediatric atopic dermatitis: A  retrospective cohort study on superinfection. Journal of the American Academy of  Dermatology.June 2017Volume 76, Issue 6, Supplement 1, Page AB79
  10. Fujiwaki T, Furusho K. The e ects of rice bran broth bathing in patients with atopic  dermatitis. Acta Paediatr Jpn.1992;34(5):505-510.
  11. De Paepe K, Hachem JP, Vanpee E, et al. E ect of rice starch as a bath additive on the  barrier function of healthy but SLS-damaged skin and skin of atopic patients. Acta Derm  Venereol.2002;82(3):184-186.
  12. Proksch E, Nissen HP, Bremgartner M, et al. Bathing in a magnesium-rich Dead Sea  salt solution improves skin barrier function, enhances skin hydration, and reduces in  ammation in atopic dry skin. Int J Dermatol.2005;44(2):151-157.

 Biên dịch: Bs. Trương Tấn Minh Vũ 

  1. Schempp CM, Dittmar HC, Hummler D, et al. Magnesium ions inhibit the antigen presenting function of human epidermal Langerhans cells in vivo and in vitro.  Involvement of ATPase, HLA-DR, B7 molecules, and cytokines. J Invest  Dermatol.2000;115(4):680-686.
  2. Denda M, Katagiri C, Hirao T, et al. Some magnesium salts and a mixture of magnesium  and calcium salts accelerate skin barrier recovery. Arch Dermatol Res.1999;291(10):560- 563.
  3. Verallo-Rowell VM, Dillague KM, Syah-Tjundawan BS. Novel antibacterial and  emollient e ects of coconut and virgin olive oils in adult atopic dermatitis.  Dermatitis.2008;19(6):308-315.
  4. Eichen eld LF, McCollum A, Msika P. The bene ts of sun ower oleodistillate (SOD) in  pediatric dermatology. Pediatr Dermatol.2009;26(6):669-675.
  5. Darmstadt GL, Saha SK, Ahmed AS, et al. E ect of skin barrier therapy on neonatal  mortality rates in preterm infants in Bangladesh: a randomized, controlled, clinical trial.  Pediatrics.2008;121(3):522-529.
  6. Kottner J, Kanti V, Dobos G, et al. The e ectiveness of using a bath oil to reduce signs  of dry skin: A randomized controlled pragmatic study. Int J Nurs Stud.2017;65:17-24.

 Biên dịch: Bs. Trương Tấn Minh Vũ 

 

Rate this post
Nhung:
Related Post
Leave a Comment