Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản dành cho bác sĩ lâm sàng
Những ghi chép từ bài giảng các khoá tập huấn về phương pháp nghiên cứu khoa học tại trường ĐHYD TP.HCM
Hướng dẫn sử dụng
Cuốn sách này được tập thể các tác giả biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy các khóa tập huấn về phương pháp nghiên cứu khoa học trong hơn 10 năm qua tại trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Mục đích sử dụng chính của cuốn sách này là dành cho các học viên của khóa học, phần lớn trong số họ là các bác sĩ lâm sàng mới lần đầu tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, đề nắm rõ hơn về nội dung khóa học. Những kiến thức học hỏi từ cuốn sách này sẽ dồi dào hơn thông qua việc tham dự khóa học, thảo luận với các giảng viên và học viên khác. Tuy nhiên, cũng qua cuốn sách này, chúng tôi sẵn lòng chia sẻ các điều học hỏi của mình đến với những độc giả không có điều kiện tham gia khóa học.
Lời nói đầu
Các bác sĩ lâm sàng luôn luôn đứng trước thử thách làm thế nào để điều trị tốt nhất cho người bệnh. Tuy đã hấp thu được một khối lượng kiến thức không nhỏ tại giảng đường trường đại học, thực tế công việc đòi hỏi sự liên hệ mật thiết giữa kiến thức cơ bản, môi trường làm việc cùng các tiến bộ mới của y học. Những thay đổi về môi trường, xã hội, những tiến bộ mới về sinh học phân tử, miễn dịch học, bệnh học…khiến cho các bác sĩ luôn luôn phải cập nhật kiến thức. Trong một rừng thông tin được cập nhật hàng tuần, thậm chí hàng ngày làm cách nào có thể chọn được những thông tin đúng và thực sự cần thiết cho công việc. Ngoài ra các nghiên cứu thường được thực hiện tại các nước công nghiệp phát triển, việc áp dụng kết quả vào thực tế Việt Nam cần sự phán đoán tích cực. Thực tế lâm sàng phong phú và đa dạng nhưng để có thể thực sự rút ra kinh nghiệm từ thực tế, cần có những nghiên cứu nghiêm chỉnh để giải quyết các hỏi nghiên cứu xuất phát từ chính công việc hàng ngày của các bác sĩ.
Những kinh nghiệm lâm sàng cần được trình bày ở tầm cao hơn kinh nghiệm cá nhân, dịch tễ học chính là ngôn ngữ chung để các bác sĩ lâm sàng trình bày kinh nghiệm của mình thông qua các nghiên cứu, hội nhập với đồng nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới. Các kỹ năng đánh giá thông tin và nghiên cứu khoa học không thể tự nhiên xuất hiện, kỹ năng chỉ được mài dũa nhờ các kiến thức về dịch tễ học và thực hiện các nghiên cứu.
Các bài giảng trong cuốn sách này được dựa trên các bài giảng từ lớp học “Dịch tễ học dành cho các bác sĩ lâm sàng” do Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức cùng Đại Học Fukushima, từ năm 2004-2009, chủ yếu cho các bác sĩ làm việc tại TP HCM. Sau đó từ năm 2011 lớp học này được mở rộng cho các bác sĩ làm việc ở các bệnh viện tỉnh với sự tài trợ của JICA Nhật Bản thuộc tỉnh Fukushima. Ban giảng huấn được mở rộng sang các trường Đại Học khác tại Nhật Bản, các học viên từ những lớp đầu tiên đã trở thành trợ giảng và có thêm các đơn vị liên kết tổ chức như Hội Y Học TPHCM.
Mục tiêu của lớp học này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về dịch tễ học và sinh thống kê cho các bác sĩ lâm sàng, xây dựng kỹ năng xử lý thông tin, nghiên cứu khoa học. Lớp học không nặng về lý thuyết mà chú trọng về thực hành, do vậy một số thành viên của lớp học đã có công trình nghiên cứu được đăng tải tại các tạp chí quốc tế “peer review”, tuy số lượng chưa nhiều nhưng đây là một sự khởi đầu tốt đẹp; một số bệnh viện đã tổ chức câu lạc bộ đọc báo để cập nhật và đánh giá các nghiên cứu khoa học đang tải trong các tạp chí quốc tế. Hơn thế nữa, các bác sĩ đã cảm nhận tầm quan trọng của “làm việc nhóm”, và niềm vui khi thực hiện các nghiên cứu lâm sàng. Cuốn sách là thành quả quan trọng của các thành viên trong ban giảng huấn và trợ giảng, tập hợp các bài giảng trong chương trình học cùng với một số dữ liệu về đạo đức nghiên cứu tại Việt Nam.
Mục lục
Các thông tin liên quan khóa học………………………….. 11
1. Bối cảnh của khóa học …………………………………. 11
2. Các mục tiêu học hỏi ……………………………………. 12
Các bước căn bản trong tiến hành một nghiên cứu…. 14
1. Câu hỏi nghiên cứu ……………………………………. 154
2. Công cụ tiến hành nghiên cứu……………………… 165
3. Bắt đầu nghiên cứu từ đâu? ………………………… 165
4. Các bước chuẩn bị …………………………………….. 176
5. Ứng dụng trở lại kết quả……………………………… 210
6. Một tầm nhìn mang tính lịch sử ……………………… 20
Tìm y văn và đánh giá có hệ thống bài báo khoa học. 23
1. Cách tìm y văn…………………………………………….. 23
2. Đánh giá có hệ thống các bài báo khoa học…….. 30
Lệch và Nhiễu……………………………………………………. 37
1. Sai lầm và xếp nhóm sai……………………………….. 37
2. Các loại sai lệch…………………………………………… 41
3. Nhiễu …………………………………………………………. 44
Nghiên cứu mô tả ………………………………………………. 50
1. Giới thiệu về nghiên cứu mô tả………………………. 50
2. Các loại nghiên cứu mô tả…………………………….. 51
3.Tỷ lệ lưu hành và tỷ lệ mới mắc………………………. 54
4.Ví dụ về nghiên cứu mô tả……………………………… 55
Nghiên cứu cắt ngang…………………………………………. 57
1. Khái niệm cơ bản và mục tiêu nghiên cứu ………. 57
2. Thiết kế………………………………………………………. 58
3. Thu thập dữ liệu…………………………………………… 60
4. Trình bày kết quả…………………………………………. 61
5. Độ mạnh và hạn chế…………………………………….. 64
6. Ví dụ ………………………………………………………….. 65
Nghiên cứu cohort ……………………………………………… 67
1. Khái niệm căn bản và mục đích……………………… 67
2. Cách thiết kế……………………………………………….. 67
3. Thu thập dữ liệu…………………………………………… 70
4. Trình bày kết quả nghiên cứu………………………… 70
5. Điểm mạnh và giới hạn…………………………………. 70
6. Ví dụ minh họa…………………………………………….. 73
Nghiên cứu bệnh – chứng …………………………………… 74
1. Khái niệm cơ bản và mục đích ………………………. 74
2. Thiết kế………………………………………………………. 75
3. Thu thập dữ liệu…………………………………………… 78
4. Trình bày kết quả…………………………………………. 79
5. Điểm mạnh và hạn chế…………………………………. 80
6. Ví dụ ………………………………………………………….. 80
Nghiên cứu can thiệp: Lý luận cơ bản và thực tế ……. 83
1. Định nghĩa nghiên cứu can thiệp……………………. 83
2. Ngẫu nhiên hóa và sự tuân thủ ……………………… 83
3. Mù đôi và giả dược………………………………………. 85
4. Nghiên cứu giống can thiệp…………………………… 86
5. Ví dụ nghiên cứu …………………………………………. 88
Các khái niệm sinh thống kê căn bản ……………………. 90
1. Giới thiệu ……………………………………………………. 90
2. Thống kê mô tả……………………………………………. 90
3. Thống kê suy lý……………………………………………. 93
Các phép kiểm căn bản ………………………………………. 99
1. Giới thiệu ……………………………………………………. 99
2. Phép kiểm chi bình phương ………………………… 100
3. Phép kiểm Fisher’s exact…………………………….. 100
4. Phép kiểm Student’s t…………………………………. 101
5. Phép kiểm Mann-Whitney……………………………. 101
6. Test chẩn đoán………………………………………….. 103
Sự không trung thực về học thuật……………………….. 106
yhoctonghop.vn sưu tầm
Leave a Comment