Lồng ngực hình thùng (Barrel Chest)

Lồng ngực hình thùng (Barrel Chest) là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng lồng ngực của một người căng phồng như đang hít sâu. Bình thường lồng ngực của một người rộng ra hai bên và hẹp về phía trước sau với tỉ lệ kích thước trước sau / kích thước hai bên từ 0.7 đến 0.75. Ở người có lồng ngực hình thùng, kích thước trước sau tăng lên làm tỉ lệ này tăng lên trên 0.9

I. Định nghĩa

Là tỉ lệ giữa đường kính trước sau so với đường kính ngang > 0.9Bình thường đường kính trước sau nhỏ hơn đường kính ngang và tỉ lệ này nằm vào khoảng từ 0.7 đến 0.75.

– Cơ hoành hạ thấp (trên X quang).

– Xương ức bị đẩy ra trước.

– Các xương sườn nằm ngang.

2. Nguyên nhân:

Lồng ngực có hai lực đối nghịch nhau làm co giãn lồng ngực, tham gia vào quá trình hô hấp và tạo nên hình dạng của lồng ngực. Một lực làm cho lồng ngực phồng ra do sự co của các cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn ngoài, cơ bậc thang. Một lực làm lồng ngực nhỏ lại tạo bởi cơ liên sườn trong, cơ thẳng bụng, các tổ chức đàn hồi trong ngực, nhu mô phổi. Các thay đổi bệnh lý hay sinh lý của hai lực này, làm tăng kích thước trước sau của lồng ngực đều có thể gây ra lồng ngực hình thùng. Một số nguyên nhân gồm:

1. Nguyên nhân thường gặp:

– Hen phế quản

– Viêm phế quản mãn tính

– Khí phế thủng

2. Nguyên nhân ít gặp:

– Giãn phế quản

– Bệnh xơ nang

– Thiếu men Alpha 1 antitrypsin

– Hội chứng Lutz-Rhichter-Landolt

– Loạn sản Kniest

– Hội chứng Dyggve-Melchior-Clausen

– Thoát vị hoành

– Bụi phổi silic

– Viêm xương khớp

– Xương thủy tinh type VIII

– Lồng ngực hình thùng cũng có thể gặp ở những người sống lâu ở nơi có áp suất khí quyển thấp như ở các vùng núi cao trên 5500m

3. Cơ chế:

– Thứ 1: lồng ngực luôn co giãn trong lúc hít vào và thở ra. Khi lồng ngực phải giãn raquá mức trong thời gian dài (hít vào tối đa) làm cho cơ hô hấp phụ như:cơ thang và cơ ức đòn chũm hoạt động quá mức ,cơ nâng xương sườn và xương ức. Hoạt động này kéo dài gây ra sự thay đổi cấu trúc của ngực –> làm tăng kích thước trước sau của lồng ngực có thể gây ra lồng ngực hình thùng.

– Thứ 2: do không khí vào mà ta không thở ra hết được, làm bệnh nhân càng cố gắng thở mạnh hơn để duy trì thông khí (như trong bệnh khí phế thũng). Không khí đi vào phổi nhiều mà thở ra không hết, gây ứ đọng, ngày này qua ngày khác, cuối cùng làm lồng ngực của bệnh nhân phình to ra theo chiều trước sau.

Xem thêm: Ngón tay dùi trống (ngón tay Hippocrate)

Admin tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)
admin:
Related Post
Leave a Comment