Dấu hiệu Kehr là một dấu hiệu quan trong của xuất huyết trong khoang phúc mạc, được mô tả đầu tiên bởi một bác sỹ ngoại khoa người Đức tên Hans Kehr (1862 – 1916).
Biểu hiện
Là một ví dụ kinh điển của đau quy chiếu, dấu hiệu Kehr liên quan đến đau vai trái do kích thích thần kinh hoành bởi máu trong phúc mạc. Đau thường tăng lên khi bên nhân nằm ngửa hoặc đầu thấp. Vì ở tư thế đó máu tự do hoặc cục máu đông dồn về cơ hoành, kích thích thần kinh hoành. Dấu hiệu Kehr thường biểu hiện ngay khi bị xuất huyết nhưng cũng có thể khởi phát muộn hơn đến 48 giờ.
Cơ chế
Do các dây thần kinh trên đòn có cùng nguyên ủy thần kinh cổ C3, C4 với thần kinh hoành, nên khi thần kinh hoành bị kích thích, vùng vai do thần kinh trên đòn cùng bên chi phối cũng có cùng cảm nhận đau
Giá trị của dấu hiệu
Là một dấu hiệu kinh điển của vỡ lách, Kehr cũng xảy ra trong thai vỡ ngoài tử cung.
Can thiệp cấp cứu
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu Kehr, phải lập trức kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, nếu bệnh nhân có biểu hiện của giảm thể tích, cho bệnh nhân nằm giơ cao chân 30 độ, lập đường truyền tĩnh mạch lớn để truyền dịch hay máu, cho thở oxy, xét nghiệm hematocrit.
Khám bụng ghi nhận các vết bầm, chướng bụng hoặc bụng đề kháng, sờ thấy khối đầy ở hạ sườn hay hông trái, gõ đục hạ sườn trái (dấu hiệu Balance).
Leave a Comment