Bệnh nhân bị suy tim qua khai thác bệnh sử có thể có các biểu hiện khó thở như sau:
– Khó thở khi gắng sức.
– Khó thở khi nằm ( khó thở tư thế).
– Cơn khó thở kịch phát về đêm.
I. KHÓ THỞ KHI GẮNG SỨC:
– Do cung lượng thất trái không đủ cung cấp máu lúc gắng sức. Chính sự giảm cung lượng tim thất trái –> áp lực thất trái cuối thì tâm trương tăng lên cao –> áp lực tĩnh mạch phổi tăng –> thoát dịch vào khoảng kẽ và do đó làm giảm độ dãn nỡ của phổi. Chức năng thất trái có thể bị suy yếu do thiếu máu cục bộ (tạm thời hoặc vĩnh viễn do giảm tưới máu cơ tim), nhồi máu cơ tim trước đó (tổn thương) hay phì đại (thường liên quan đến tăng huyết áp). Khi nó trở nên trầm trọng hơn, khó thở có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi.
II. KHÓ THỞ KHI NẰM:
– Xuất hiện: sau khi nằm.
– Hết: ngay sau khi ngồi dậy thòng chân xuống giường. Tư thế nửa nằm nửa ngồi, cho đến mức phải ngồi suốt đêm.
– Cơ chế: khi nằm có sự phân bố lại dịch cơ thể: thể tích máu ở bụng và chân giảm, máu về phổi tăng mà thất trái suy không tống máu kịp–> tăng áp nhĩ trái–> tăng áp tĩnh mạch, mao mạch phổi. Khi tiến triển lâu gây suy thất phải, sung huyết phổi giảm nên khó thở cũng sẽ giảm. Triệu chứng này không đặc hiệu vì có thể gặp trong những tình huống làm giảm dung tích sống như :
+ Suy tim.
+ Nguyên nhân hiếm gặp khác:
- Báng bụng, thai to đẩy cơ hoành lên.
- Liệt cơ hoành hai bên.
- Tràn dịch màng phổi nhiều.
- Viêm phổi nặng.
VIII. KHÓ THỞ KỊCH PHÁT VỀ ĐÊM
– Triệu chứng khó thở dữ dội xuất hiện đột ngột và từng cơn về đêm khi bệnh nhân đang ngủ buộc họ phải thức dậy để thở.
– Các yếu tố gây khó thở kịch phát về đêm:
+ Tăng lượng máu về tim khi nằm.
+ Tăng áp lực động mạch phế quản => phù mô kẽ, giảm độ đàn hồi của phổi , tăng kháng lực đường thở.
+ Tăng hoạt động đối giao cảm, giảm hoạt động giao cảm alpha-adrenergic => nhịp tim và sức co bóp đều giảm –> thất trái mất khả năng chống lại sự tăng thể tích máu đổ vào thất.
+ Sự ức chế một cách bình thường hoạt động của trung tâm hô hấp về đêm.–> Làm nặng thêm tình trạng sung huyết phổi và gây ra sự mất tương hợp giữa thông khí và tưới máu => kích thích thân não, tăng hô hấp và đánh thức bệnh nhân.
KẾT LUẬN:
Khó thở khi nằm và cơn khó thở kịch phát về đêm đều liên quan ít nhiều đến khó thở tư thế (nằm), khác chỗ bệnh nhân đang thức hay đang ngủ. Do khó thở khi nằm thường đỡ rất nhanh ngay sau khi ngồi dậy và thòng hai chân xuống đất. Còn cơn khó thở kịch phát về đêm thì cần ít nhất 30 phút mới đỡ phần nào.
– Mức độ trầm trọng của khó thở:
Khó thở gắng sức –> Khó thở khi nằm –> Cơn khó thở kịch phát về đêm –> Khó thở khi nghỉ ngơi –> Phù phổi cấp.
Leave a Comment