Hội chứng tim thận (Cardiorenal syndrome)

Hội chứng tim thận (Cardiorenal syndrome)

1. Tổng quan:

Có một số tương tác quan trọng giữa bệnh tim và bệnh thận. Đây là mối quan hệ hai chiều, vì rối loạn chức năng cấp tính hoặc mạn tính của tim hoặc thận có thể gây rối loạn chức năng cấp tính hoặc mạn tính ở cơ quan còn lại. Tầm quan trọng trên lâm sàng của mối quan hệ này được minh họa bằng các quan sát sau đây:

● Tỷ lệ tử vong tăng ở bệnh nhân suy tim (HF) có giảm độ lọc cầu thận.

● Bệnh nhân có bệnh thận mạn gia tăng cả nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch do xơ vữa và suy tim, và bệnh lý tim mạch là nguyên nhân của 50% tử vong ở bệnh nhân suy thận.

● Rối loạn hệ thống cấp hoặc mạn tính có thể gây rối loạn chức năng của cả tim và thận.

Thuật ngữ “hội chứng tim thận” (cardiorenal syndrome – CRS) đã được dùng cho mối tương quan này, nhưng định nghĩa và phân loại chưa rõ ràng. Một báo cáo năm 2004 của National Heart, Lung, and Blood Institute đã định nghĩa CRS là tình trạng mà liệu pháp làm giảm các triệu chứng sung huyết của HF bị giới hạn bởi sự suy giảm chức năng thận được biểu hiện bằng sự giảm GFR. Giảm GFR ban đầu được cho là do giảm lưu lượng máu thận. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau đã chứng minh rằng tương tác giữa tim và thận xảy ra theo cả hai chiều và trong một loạt tình huống lâm sàng khác nhau.

2. Phân loại:

Các tương tác khác nhau có thể xảy ra đã dẫn đến việc phân loại CRS được đề xuất bởi Ronco và các cộng sự:

● Type 1 (cấp tính): Suy tim cấp gây tổn thương thận cấp (trước đây gọi là suy thận cấp).

● Type 2: Rối loạn chức năng tim mạn tính (ví dụ: suy tim mạn) gây ra bệnh thận mạn tiến triển (CKD, trước đây gọi là suy thận mạn).

● Type 3: Chức năng thận xấu đi nghiêm trọng và đột ngột, ví dụ, do thiếu máu cục bộ hoặc viêm cầu thận gây ra rối loạn chức năng tim cấp tính, có thể biểu hiện bằng HF.

● Type 4: CKD góp phần vào rối loạn chức năng tim, có thể biểu hiện bằng bệnh mạch vành, HF hoặc rối loạn nhịp.

● Type 5 (thứ phát): Rối loạn hệ thống cấp hay mạn (ví dụ, nhiễm trùng huyết hoặc đái tháo đường) gây rối loạn chức năng cả tim và thận.

3. Tỷ lệ:

Tỷ lệ suy thận từ trung bình đến nặng (GFR dưới 60 ml/phút/1,73 m2 da) là khoảng 30-60% ở bệnh nhân HF. Ngoài ra, bệnh nhân trải qua điều trị HF cấp hoặc mạn thường có tăng creatinin huyết thanh, thoả tiêu chuẩn của CRS type 1 hoặc 2.

Tham khảo: [1] [2] – UpToDate 2018

5/5 - (1 bình chọn)
admin:
Related Post
Leave a Comment