Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome)

Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome) hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa là một tập hợp các triệu chứng của một bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp, nhất là ở phụ nữ, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong dó có nguyên nhân nghề nghiệp trong đó rất thường gặp ở những người làm việc văn phòng, thường xảy ra khi làm việc bằng tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định nào đó trong một thời gian dài.


Tổng quan về hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome) hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay là một tập hợp các triệu chứng của một bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp, nhất là ở phụ nữ, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong dó có nguyên nhân nghề nghiệp trong đó rất thường gặp ở những người làm việc văn phòng, thường xảy ra khi làm việc bằng tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định nào đó trong một thời gian dài.

Hội chứng đường cổ tay là một bệnh có đau thường gặp do cự chèn ép dây thần kinh giữa bởi các dây chằng và các cấu trúc khác trong đường hầm cổ tay (bệnh thần kinh do chèn ép). Kích thước các thành phần trong ống cổ tay tăng lên do những tổn thương bệnh lý như viêm mành hoạt dịch bao gân, hoặc viêm màng hoạt dịch các khớp cổ tay, gãy xương mới hoặc gãy xương can xấu, các khối u và đôi khi do những bất thường bẩm sinh. Ngay cả khi không có những tổn thương giải phẫu rõ ràng, người ta có bắt gặp hiện tượng dẹt hoặc co nhỏ kích thước của dây thần kinh giữa khi phẫu thuật cắt bỏ dây chằng. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ có thai, những người làm những công việc phải sử dụng tay nhiều và có thể xuất hiện sau chấn thương cổ tay. Người ta cũng đã phát hiện những trường hợp có tính chất gia đình, ở những bệnh nhân này không xác định được bất kì nguyên nhân nào.

Đây là tay là loại bệnh gây tê tay và teo bàn tay nếu để muộn hay gặp nhất do tình trạng tăng tiết dịch ở quanh các dây thần kinhở cổ tay, dẫn đến ngứa, đau, tê rần, bì bì và làm yếu ngón tay, bàn tay, ở phụ nữ mang thai thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ. Hội chứng ống cổ tay là một chấn thương liên quan đến công việc nhiều nhất và nó là một trong những biểu hiện của bệnh văn phòng. Bệnh này hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng này có những rối loạn gây đau ở cổ tay và bàn tay, tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là đối với bàn tay phải.

Cơ chế sinh bệnh

Về giải phẫu học, thần kinh giữa đi chung với những gân cơ gấp của các ngón tay trong ống cổ tay. Ống cổ tay được tạo bởi mạc giữ gân gấp và các vách chung quanh là bờ của các xương cổ tay. Chính vì nằm trong một cấu trúc không co giãn được nên khi có sự tăng thể tích của các gân gấp bị viêm (hay các tư thế gấp duỗi cổ tay quá mức và thường xuyên) thì sẽ tạo một lực chèn ép lên các mạch máu nuôi nhỏ đi sát bên dây thần kinh, gây ra tình trạng thiểu   ưỡng. Lúc này sẽ xuất hiện triệu chứng tê bàn tay vì các sợi thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng trước. Sau đó các nhánh vận động sẽ bị tác động tạo ra sự yếu hay liệt cơ mà nó chi phối. Với thần kinh giữa thì gây teo cơ mô cái do yếu liệt cơ đối ngón, cơ gấp ngón cái ngắn. Người bệnh cầm nắm đồ vật trong lòng bàn tay bị yếu, dễ rớt là vì thế.

Nếu tình trạng chèn ép kéo dài sẽ làm tổn thương thần kinh không hồi phục. Ðiều này có nghĩa là dù có giải ép thì các cử động cầm nắm cũng không phục hồi trở lại được như ban đầu. Chính vì thế chỉ định phẫu thuật là tuyệt đối nếu bệnh nhân có tình trạng yếu liệt cơ gò cái để tránh tình trạng quá trễ không phục hồi hay tổn thương thêm của dây thần kinh giữa.

Với hội chứng ống cổ tay sau chấn thương, nguyên nhân có thể là sự hẹp lòng ống cổ tay do gãy lệch xương, như gãy đầu dưới xương quay; Trật khớp như trật xương bán nguyệt ra trước. Thể tích và chu vi ống cổ tay nhỏ lại khiến thần kinh giữa bị chèn ép. Lúc này không chỉ cắt mạc giữ gân gấp mà còn phải điều chỉnh lại khối can xương lệch hay bị trật thì mới hết chèn ép.

Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy

Bất thường giải phẫu

  • Các gân gấp bất thường.
  • Ống cổ tay nhỏ bẩm sinh.
  • Những nang hạch.
  • Bướu mỡ.
  • Nơi bám tận của các cơ giun.
  • Huyết khối động mạch.

Nhiễm trùng

  • Bệnh Lyme.
  • Nhiễm Mycobacterium.
  • Nhiễm trùng khớp.
  • Các bệnh viêm.

Bệnh mô liên kết

  • Gout hoặc giả gout.
  • Viêm khớp dạng thấp. .
  • Viêm bao gân gấp không đặc hiệu (thường gặp).

Bệnh chuyển hóa

  • Acromegaly.
  • Amiloidosis.
  • Tiểu đường.
  • Nhược giáp.
  • Tăng thể tích.
  • Suy tim xung huyết.
  • Phù.
  • Béo phì.

Lâm sàng

Triệu chứng đầu tiên thường là đau vùng chi phối của dây thần kinh giữa, thường là cảm giác rát bỏng và đau chói (dị cảm đầu chi). Cảm giác đau rát có thể lan lên cẳng lay, và thỉnh thoảng lan lên vai, cổ và ngực. Đau tăng lên khi làm những cử động của tay, đặc biệt là khi gấp hay duỗi cổ tay. Bệnh có thể gây khó chịu nhất vào ban đêm. Giảm cảm giác chi phối của thần kinh giữa không rõ ràng. Sự khác biệt khó tả giữa bên bệnh và bên lành có thể xác định bằng cách cho bệnh nhân phân biệt giữa hai điểm hoặc bảo bệnh nhân xác định những chất vải khác nhau khi cọ mảnh vải giữa đầu ngón tay cái và ngón trỏ. Dấu hiệu Tinel hoặc Phalen có thể dương tính (dấu hiệu Tinel là cảm giác đau chói hoặc đau ghê gớm khi gõ vào cổ tay phía gan tay; dấu hiệu Phalen là biểu hiện đau hoặc dị cảm ở vùng chi phối của thần kinh giữa khi bảo bệnh nhân gấp 2 cổ tay 90°, 2 mu tay chạm nhau, trong vòng 60 giây). Nghiệm pháp ép cổ tay bằng cách ấn trên đường hầm cổ tay có thể nhậy hơn và đặc hiệu hơn so với nghiệm pháp Tinel hoặc Phalen. Yếu cơ và teo cơ, đặc biệt là cơ dạng ngắn ngón cái thường xuất hiện muộn hơn những rối loạn cảm giác. Những thăm dò đặc biệt có ích gồm điện cơ đò và xác định thời gian chậm trễ trong dẫn truyền cảm giác và vận động từng đoạn. Sự chậm trễ trong dẫn truyền cảm giác thần kinh giữa đoạn xa có thể xuất hiện trước sự chậm trễ trong dẫn truyền vận động.

Chẩn đoán phân biệt

Hội chứng này cần phải phân biệt với các hội chứng đau cổ – cánh tay khác, hội chứng chèn ép thần kinh giữa vùng cẳng hoặc cánh tay, bệnh viêm một dây thần kinh. Khi bị bệnh ở tay trái, nó có thể bị nhầm lẫn với cơn đau thắt ngực.

Điều trị

Điều trị nhằm làm giảm sự chèn ép lên dây thần kinh giữa. Khi phát hiện được những tổn thương tiên phát, nên có điều trị đặc hiệu. Nếu do sưng nề phần mềm, cần nâng cao chi để giảm các triệu chứng. Cố định bằng nẹp cẳng tay và bàn tay vào ban đêm có thể có ích. Tiêm corticosteroid vào đường hầm cổ tay có thể làm giảm các triệu chứng ở một số bệnh nhân, đặc biệt những người có viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay. Để giảm nguy cơ tổn thương dây thần kinh, việc tiêm chỉ nên do những thầy thuốc nắm vững giải phẫu đường hầm cổ tay thực hiện.

Phẫu thuật bóc tách dầy chằng cổ tay phía gan tay có tác dụng giảm đau kéo dài và thường chỉ sau vài ngày đã thấy tác dụng. Sức mạnh của cơ hồi phục dần dần nhưng không thể hồi phục hoàn toàn một khi cơ đã bị teo.

Xem thêm: Hội chứng ống cổ chân (Tarsal tunnel syndrome)

5/5 - (2 bình chọn)
admin:
Related Post
Leave a Comment