Hôm nay có khá nhiều bạn sinh viên hỏi mình ra trường như thế nào, chọn con đường nào là đúng? Thực sự mình cũng không dám trả lời, vì thực sự bây giờ mình cũng chưa đủ tầm để trả lời câu đó.
Nhưng dù vậy cũng có đôi chút tâm sự với các em. Để có thể giúp các em 1 chút cho định hướng tương lai của mình…
Bắt đầu nhé!
1. Thời điểm ôn thi khá lòng vòng mệt mỏi, muốn thi cho xong để xin việc, thoát khỏi cảnh sớm tối bên trang sách giữa cái nắng miền Trung ntn. Thời điểm này các em vừa chán, vui mừng, vừa lo, vừa lẫn lộn cảm xúc, nhưng a khuyên các em cứ chăm chút ôn thi. Hãy thi xong rồi suy nghĩ chuyện việc làm.
2. Thi xong. Biết tốt nghiệp rồi. Đợi bằng. Thời gian này bọn em nên tìm hiểu các bệnh viện đang tuyển dụng hoặc sắp tuyển dụng để nạp hồ sơ vào phỏng vấn. Một số nơi chấp nhận cho bọn e bổ sung bằng tốt nghiệp sau.
3. Có bằng tốt nghiệp tạm thời. Cảm giác lúc này vừa mừng vừa lo. Nói thật bạn nào có định hướng sẵn nơi làm ổn định thì sướng, nạp bằng tốt nghiệp tạm thời xong đi làm. Những cá nhân này mình không tính. Chúng ta sẽ nói tới các bạn chưa có việc và không biết định hướng nghề nghiệp như thế nào.
4. Cảm giác thất nghiệp khá là tệ. Anh là người đã trải qua cảm giác này cho tới bây giờ a hiểu, tuy bây giờ đỡ hơn nhưng a luôn nhớ. Tuy nhiên đừng lo, trường mình tỉ lệ thất nghiệp trong vòng 3 năm gần như bằng 0%. Chỉ là các e làm nơi mình có thích và có như ý muốn ban đầu không thôi.
5. Hãy chọn bệnh viện để đi làm và trải nghiệm. Con đường này tuy chậm hơn 1 chút so với các bạn đi học luôn nhưng sẽ là bàn đạp mạnh cho các em nhảy vọt về chuyện chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm…
6. Những bạn muốn theo con đường đi học, đó cũng là con đường tốt, nhưng đối với nội ngoại sản nhi thôi. Còn bạn nào dự tính học CK lẻ thì nên tìm bệnh viện để làm ck lẻ mà bạn muốn sau đó hãy thực hiện ước mơ. Lỡ như muốn học Da Liễu như mình, các e có thể lựa chọn ưu tiên là thi nội trú Da Liễu, thấp hơn BV Da Liễu, thấp hơn là làm BV có khoa Da Liễu, thấp hơn nữa là làm nội 18 tháng làm chứng chỉ hành nghề Nội, sau xin thực hành 12 tháng Chuyên khoa da liễu rồi thi Ck1 da liễu, sau 2 năm có bằng Ck1 và cchn da liễu. Hoặc là thi thạc sỹ, đậu thạc sỹ da liễu làm đề tài 2 năm, sau 2 năm đó tiếp tục thực hành 18 tháng ck da liễu sẽ được cchn da liễu. Tương tự như vậy với chẩn đoán hình ảnh….vvv. Con đường ck lẻ hơi dài đó các em. Và con đường đó cũng mất rất nhiều tiền, các bạn phải có nguồn hẫu thuận khủng và tâm lý thép để đi học nhé.
7. Sau tốt nghiệp là đổ vỡ của những đôi yêu nhau + không có việc làm, các em sẽ cảm thấy bầu trời như đổ xuống. Buông xuôi và nản lòng. Cố gắng lên. Hãy cố giữ lấy tình cảm và kết thúc nó bằng 1 đám cưới. Đừng như anh.
8. Chọn BV Công Hay BV Tư? Chắc các em biết 1 số bv Tư các e ra trường sẽ tuyển dụng ngay. Thậm chí k mất phí, cho đi học luôn, trả lương khi học. Quá hấp dẫn đúng k? Nhưng kèm với lợi ích đó là ràng buộc hợp đồng 7-12-17 năm. Các e nghĩ xa 1 chút, năm 22t với các em 14 15tr là cao, nhưng năm 35-40t thì con số đó là nhỏ với 1 BS giỏi, các em thậm chí có thể làm hơn nữa… Nhưng nếu bị ràng buộc các e có thể k vượt được mốc đó là bao nhiêu… Nên chọn BV công để thực hiện ước mơ nhé, hoặc BV tư mà ràng buộc ít. Độc lập-tự do- hạnh phúc.
9. Các e phải hiểu ngành Y tới năm 30t mới bắt đầu kiếm tiền, năm 35t mới bắt đầu có tiền. (Kiếm trên chuyên môn và y Đức nhé!) Vậy nên hãy không ngừng cố gắng và đừng để bị ràng buộc nha. Chăm chỉ, trau dồi y đức và chuyên môn, bệnh nhân sẽ không phụ các em (cái này thầy anh, rồi anh chị đi trước truyền lại cho anh chứ a giờ cũng bôn ba khắp nơi. Đừng vì mình còn đi học k có lương hoặc lương 3tr mà bạn bè đi làm rồi toàn 10-20tr có gửi về cho bố mẹ. Đối diện với chuyện này khá áp lực đó các em. Nhưng cố lên nhé!
10. Hãy học hỏi đồng nghiệp, anh chị, các chị điều dưỡng, thân thiết hoà thuận với tất cả mọi người. Đừng nghĩ mình là Bác Sĩ, cái mác đó không oai đâu. Cho tới khi đi làm, ngành Y nhạy cảm, suy cho cùng nếu có chuyện gì người bảo vệ chúng ta chỉ có những người đó chứ k phải là bộ Y Tế hay bệnh nhân của các em đâu.
11. Gia đình: nếu e lựa chọn đi học tiếp sau đại học hãy đối diện việc bố mẹ 1 2 tuần lại gọi hỏi:”rứa chơ con định răng đó? Bạn bè hấn đi mần cả rồi tề. BV A BV B cả rồi, mi răng cứ vất vưởng rứa?” Rồi bà hàng xóm sẽ nói với bà hàng xóm khác:”thằng ni đi học 6 năm dốt quá sau ra trường phải đi học tiếp. Học 6 năm mà có nghề ngỗng chi nên hồn” Nhưng nếu gia đình hậu thuẫn, bọn e sẽ có 1 cái bàn đạp rất lớn để SAI Các e có quyền lựa chọn nhiều thứ nếu gia đình ủng hộ.
12. Bạn bè: hãy kiếm lấy 1 2 thằng bạn thân để khi stress buồn mà tâm sự. (Khẳng định 95% bọn e sẽ stress) Những người bạn sẽ luôn biết cách để bọn e cảm thấy dễ chịu hơn.
13. Và thời gian sau này, các em nào, các bạn nào chưa định hướng chuyên khoa mình thích, và bạn nào phải làm chuyên khoa mình k thích thì cũng phải yêu nghề. Ngành Y mà, ngành chọn mình chứ k phải mình chọn ngành. Nếu muốn chọn ngành, hãy đi học (đọc lại điều 6) Anh cũng mấy năm cũng định theo tai mũi họng, sách vở đầy đủ rồi, đùng cái qua Da Liễu học.
14. Đừng hi vọng ai thay đổi cuộc đời e, đừng hi vọng dựa dẫm vào ai nếu các em k có ABCXYZ, các e chỉ có thể tự đi trên đôi chân của mình và tham khảo ý kiến của những người xung quanh, những người anh chị đi trước. Họ sẽ giúp các em RẤT NHIỀU.
15. Hết rồi mấy em
Có gì hôm sau mình bổ sung thêm nhé! Viết dài quá quên mất rồi.
Sau quãng thời gian ra trường tuy không dài, a cũng học được nhiều điều hơn so với ở giảng đường. Cảm ơn rất nhiều người thầy, người cô, người anh, người chị, người bạn đã luôn chia sẻ cùng với mình, nghe mình than thở mỗi khi hụt hẫng và loạn óc. Sau này các e sẽ cảm thấy quý trọng thời gian này, động lực cho các em có thể vươn lên.
Không việc làm, mất người yêu, không định hướng, rơi vào bế tắc… a đã trải qua hết rồi. Hiện tại bây giờ a thực sự chưa thành công, nhưng a phải nói là ANH ỔN.
Mong các em đọc bài sẽ hiểu được phần nào con đường sau đại học của ngành Y! Thấy hay hãy chia sẻ nhé!
BS. Trà Bùi
Leave a Comment