Đèn Không Hắt Bóng (Full) – Chương 1

Đèn không hắt bóng
Dzunichi Watanabe


Chương 1

– Hôm nay ai trực… Bác sĩ Kôbasi à…
Kaôru Unô nhìn lên bảng trực đêm. Cô vừa đi thu nhiệt kế ở các phòng bện nhân về.
– Theo bảng trực thì hôm nay là phiên của Kôbasi tiên sinh, nhưng tiên sinh hình như đã đổi phiên cho bác sĩ khác – Nôrikô Simura, lúc bấy giờ đdang ngồi cạnh bàn cặm cụi găm mấy tập bệnh án, trả lời bạn đầu vẫn không ngẩng lên.

– Thế à… Đổi cho ai…

– Cho bác sĩ Naôê thì phải.

– Naôê à… Kaôru kinh ngạc thốt lên.

Nôrikô ngạc nhiên nhìn bạn. Kaôru bối rối đưa tay lên bưng miệng.

Nôrikô năm nay đã hăm bốn, cô đươc coi là một nữ y tá có kinh nghiệm, còn Kaôru thì hãy còn như con nít: cô mới mười tám, vừa đi học dự bị từ mùa xuân và được xếp vào hàng tập sự trong bệnh viện máy trong phòng báo:

– Isixura phòng bốn trăm mười hai kêu đau dữ quá.

– Cái ông già có người con trai làm chủ hiệu sushi ấy à…

Hôi trước cụ Yôsidzô Isikura mở hiệu sushi ở khu Nakamegurô, nhưng cách đây ba năm đã thôi làm và giao cửa hiệu lại cho con trai và con dâu quản lý. Ông cụ vào nằm viện Oriental từ cuối tháng chín, tức cách đây một tháng. Trước đó cụ Isikura đau dạ dày nằm cả hai mươi ngày tại bện viện của trường đại học T., nhưng về sau bỗng nhiên được xuất viện và chuyển sang nằm ở đây.
– Ông cụ nằm sấp, rên hừ hừ…

– Có ai là người nhà ở lại với ông cụ không…

– Có cô con dâu.

Rời tập bện án, Nôrikô tự lự ngưới mắt nhìn trân trân lên bức tường trắng ở trước mặt.

– Vậy bác sĩ trực hôm nay là Naôê tiên sinh…

– Kaôru vừ đếm lại mấy cái nhiệt kế trên khay y cụ vừa hỏi lại.

– Nôrikô làm thinh. Môt. lát sau cô mới buông một câu:

– Chắc hôm nay tiên sinh chả đến nữa đâu.

Kaôru ngạc nhiên hỏi:

– Sao lại không đến nữa… Tiên sinh phải trực kia mà!

– Ừ thì trực chứ sao…

– Hay là tiên sinh đang ngồi ở đâu đấy trong bệnh viện…

– Không, lúc nãy vừa đi đâu rồi.

Nôrikô khó chịu ngoảnh mặt đi.

– Naôê trựa kia mà. Làm sao mà có thể đi đâu được…

– Muốn biết cứ gọi điện hỏi xem – Nôrikô chỉ tay lên tấm giấy nhỏ xíu gắn trên mặt bàn. Trên giấy có ghi vội dòng chữ: “Naôê: 423 – 28 – 50”.

Kaôru bỡ ngỡ nhìn lên tấm giấỵ

– Đấy là chỗ nào…

– Tiệm rượu.

– Tiệm rượu ư… Sao, ông ấy đến tiệm rượu ư…

– Thế đấy, – Nôrikô đáp xẵng, rồi lại cuối xuống tập bệnh án.

Kaôru bỏ cái nhiệt kết đang cầm sang một bên.

– Sao lại có thể như thế được…… Đang trực kia mà…

– Dĩ nhiên là không được – Nôrikô nhún vai.

– Thế thì tại sao tiên sinh lại……

– Tại thế thôi. Xưa nay vẫn vậy.

Mới gần đây Kaôru mới được phân công trực đêm và hôm nay là lần đầu tiên cô trúng vào phiên trực của bác sĩ Naoê.

– Cái tiệm rượu ấy cách đây có xa không…

– Không biết, nghe ông ấy nói là đâu ở khu Đoghendzukaa ấỵ Đi bộ hết mười phút.

– Nhưng sao chị biết đó là tiệm rượu…

– Mỗi lần ra đấy về, bao giờ ông ấy cũng sặc mùi rượu.

– Chị nói gì thế…!

– Không tin thì cứ gọi điện đến đấy mà hỏi.

Găm xong tờ bệnh án cuối cùng, Norikô rút ngăn kéo bàn lấy ra một tấm biểu treo cửa và cây bút lông.

– Cụ Isikura đau thật đấy chị ạ… Dù sao cũng phải gọi điện cho bác sĩ, – Kaôru vừa nói vừa nhìn hàng số điện thoại trên tấm giấy.

– Vô ích.

– Nhưng bịnh nhân đau quá mất rồi.

– Nếu cô chịu không nổi thì tiêm cho ông ấy một mũi.

– Không xin phép bác sĩ…

– Một liều thì không sao.

– Nhưng… – Kaôru ấp úng.

– Bác sĩ có ở đây thì cũng nói thế thôi. Cụ Isikura lâu nay vẫn phải dùng thuốc có chất á phiện.

– Nhưng đó là ma túy.

– Đúng, mà lại là loại mạnh. Giảm đau rất công hiệu.

– Nhưng luật cấm dùng ma túy kia mà!

– Sao lại cấm…… – Nôrikô nhúng bút lông vào chén thuốc vẽ màu trắng, rồi viết thử lên tờ báo.

– Cụ Isikura bị ung thư dạ dày à…

Norikô gật.

– Thế mà người ta bảo là bị ung thư chẳng đau tí nào. Em chưa bao giờ tưởng tượng la con người ta có thể đau đến thế.

– Sở dĩ đau nhiều là không riêng dạ dày bị tổn thương. Di căn đã lan vào tận xương sống, chạm đến trung khu thần kinh.

– Thế thì mổ cũng không ăn thua nữa à…

– Không ăn thua. Chính vì thế mà ở bệnh viện của trường đại học họ cho ông cụ ra viện.

– Tội nghiệp ông già… – Kaôru thở dài. Nửa năm làm việc ở bện viện cô đã có dịp trông thấy khá

nhiều điều, nhưng cho đến nay cái gì đối với cô cũng hãy còn mới lạ và có sức lôi cuốn lạ thường. –

Ông cụ còn sống được bao lâu nữa…

– Bác sĩ Naôê cho là còn được khoảng hai tháng nhiều nhất là ba.

– Ông cụ có biết không…

– Dĩ nhiên là không. Chỉ có người trong nhà biết.

– Thế ra họ chỉ còn chờ ông cụ chết…

– Đúng thế.

Nôrikô lại cầm bút lên. Dòng chữ Hán màu trắng nét bay bướm, chạy trên tấm bảng nhỏ màu đen:

“Tsunêô Muraya” – tên họ bện nhân mới nhập viện. Nét chữ của Nôrikô nhẹ nhàng, tao nhã.

– Cô chớ nói hở ra đấy, – Nôrikô dặn dò, tuy cô biết cũng chẳng cần như thế: không đời nào Kaôru lại

có đủ can đảm nói lại với ông già. Nhưng cô bé vẫn gật đầu ưng thuận một cách hết sức nghiêm trang. Vừa lúc ấy có tiếng chuông gọi của bệnh nhân phòng 412 gọi.

– Isikura

– Cô lấy hai liều brobarin xuống mà tiêm. Nói là sẽ bớt đau ngay.

– Vâng.

Kaôru đến tủ thuốc lấy ra một cái hộp màu đỏ chạy vội ra hành lang.

Tên gọi của bệnh viện nghe khá hợm hĩnh: “Oriental”. Song đó chỉ là một bệnh viện tư thuộc loại thông thường nhất ở Tokyo. Chủ nhân – bác sĩ Yutaro Gbyoda – đồng thời cũng là bác sĩ trưởng. Tòa nhà cao sáu tầng, lại thêm một tầng hầm nữa, xây gần ngã tư chỗ phố Tamagawa gặp đại lộ chu vi số 6 của thành phố, bề mặt trông ra đường. Ở tầng trệt là phòng đón tiếp bệnh nhân, phòng tiếp khách, phòng ghi danh, phòng phát thuốc và phòng X – quang. Tầng thứ hai dành cho phòng mổ, phòng vật lý trị liệu, phòng xét nghiệm, phòng điều hành, phòng làm việc của bác sĩ trưởng và phòng văn thư. Từ tầng ba đến tầng sáu là các phòng của bệnh nhân. Bệnh viện Oriental chỉ có cả thẩy bảy mươi giường.

Số bệnh nhân ngoại trú xê xích tùy theo từng ngày trong tuần lễ, nhưng kể trung bình thì mỗi ngày có khoảng 150 – 160 người đến bệnh viện. Trên của các phòng đều có treo những biển bề: “Bác sĩ nội khoa”, “Bác sĩ da liễu”, “Bác sĩ niệu học”, “Bác sĩ phẩu thuật”, “Bác sĩ phụ khoa”, “Phòng phẫu thuật thẩm mỹ”, “Khoa nhiễm xạ”. Thê” nhưng số bác sĩ làm việc thường xuyên ở bệnh viện Oriental không lấy gì làm đông; chỉ có bác sĩ nội khoa Kawahara, hai bác sĩ phẫu thuật là Naôê và Kôbasi, bác sĩ nhi khoa Marayama, kể cả bác sĩ trưởng nữa là năm người. Ngồi tiếp bệnh nhân ở phòng phẫu thuật thẩm mỹ cũng là Naôê, còn ở phòng niệu học và phòng phu kho thì cứ mỗi tuần hai lần, có hai bác sĩ ở bệnh viện của trường đại học M. đến làm việc. Nữ y tá, kể cả y tá cấp một và tập sự, ở bệnh viện Oriental có cả thẩy hai mươi hai người. Bác sĩ trưởng Yutarô Ghyôda chuyên về nội khoa, nhung mấy năm gần đây hầu như không xuất hiện ở ở các phòng bệnh nhân nữa, mà giao hết công việc này cho Kawahara vốn và bạn thân của ông. Bản thân ông ta chỉ quan tâm đến cái ghế hội đồng dân biểu thành phố và

công việc quản trị Hội liên hiệp Lương y, vốn là những công việc rất xa với y học. Thảng hoặc có khi nào bệnh viện tư của ông được người ta nhắc đến thì ông than thở rằng nó chẳng đem lại một chút lợi nhuận nào. Tuy vậy cái bệnh viện Oriental vẫn được coi là một bệnh viện khá lớn không riêng gì trong khu mà ngay cả trong toàn thành phố Tokyo nữa.

Ban đêm thường có hai nữ y tá ở lại trực. Cổng chính cửa bệnh viện – cổng dẫn thẳng vào phòng cấp cứu – mở cho đến tám giờ tối. Sau tám giờ thì cổng sẽ đóng, ai đến phải bấm chuông.

Tối hôm ấy trong bệnh viện không có sự cố gì – cứ như thế mọi người đều biết trước rằng bác sĩ trực sẽ đi đâu mất tang. Chỉ có cụ Isikura kêu đau, với lại Sughimôtô, anh chàng trẻ tuổi nằm ở tầng ba, đến xin thuốc cảm lạnh. Những bệnh nhân ngoại trú đến sau năm giờ, khi phòng khám thường đã chuẩn bị nghỉ, cũng không nhiều; hai người đến thay băng thêm hai người nữa đến tiêm thuốc theo lời dặn của bác sĩ điều trị.

Những bệnh nhân chấn thương, thường thường cứ hai ngày đến một lần, hôm nay cũng không phải đến. Dĩ nhiên Nôrikô tự ý cho thuốc cảm và thay băng mà không có chỉ thị của bác sĩ trực như vậy là vi phạm điều lệ, nhưng cô không dám quấy rầy Naôê vì những chuyện không đâu như thế. Nôrikô biết rất rõ mình phải làm gì; vả chăng nếu cô có tự dưng nảy ra cái ý gọi điện cho ông ta, thì chẳng qua cũng sẽ được nghe ông trả lời là: “Tốt lắm, cứ thế mà làm”.

Đến chín giờ, đèn ở các phòng bệnh nhân đều đã tắt hết, mà Naôê vẫn chưa thấy về. Công việc có thể coi như là đã xong xuôi, cho nên Nôrikô mở một cuốn tiểu thuyết và bắt đầu thả hồn vào cái thế giới ư cấu của một nữ văn sĩ đang thời thượng viết về tình yêu. Kaôru mở máy thu hình, chỉnh cho máy kêu khe khẽ, và bắt đầu theo dõi chương trình hòa nhạc. Phòng trực của nữ y tá ở tầng ba, bên phải thang gác, các cửa sổ đều trông ra một ngõ hẻm vắng không có lấy một bóng người qua lại. Màn cửa sổ bao giờ cũng vén ra hai bên, và trong khoảng lở có thể nhìn thấy cảnh đô thành lấp lánh muôn vạn ánh đèn đêm. Đến chín giờ rưỡi chương trình nhạc kết thúc. Kaôru vươn vai ngáp dài. Cô đến bệnh viện từ sáng sớm vào lúc tám giờ, ăn trưa xong thì đi học lớp dự bị, sau đó lại trở về bệnh viện trực đêm. Đến giờ này cô đã mệt nhoài ra. Biết làm thế nào được… Đành phải kiên nhẫn chịu đựng vài năm… Nôrikô cúi đầu đọc sách, tóc rũ cả xuống tận mặt.

Kaôru tắt máy, ngồi nhìn ra cửa sổ.

– Chị ạ, tiên sinh vẫn ở ngoài tiệm rượu à…

– Không biết.

Nôrikô rời cuốn sách. Cô đọc gần hết.

– Có lẽ ta pha tí cà – phê nhỉ…

– Ờ, hay đấy.

Kaôru nhanh nhẹn đứng dậy thắp bếp ga. Ở góc phòng sau tấm màn trắng có thể trông thấy mờ mờ một cái giường ghép đôi và hai cái tủ con. Cà phê và chén tách đặt ở ngăn trên cùng. Kaôru lấy bình cà – phê bột không cặn và lọ đường, đặt cả lên bàn.

– Mấy viên đường…

– Một thôi.

Bây giờ, khi tivi đã im tiếng, từ ngoai cửa sổ lùa vào cái tiếng rì rầm thoang thoảng củ thành phố ban đêm.

– Ôi, chút nữa thì đổ hết… – Kaôru thận trọng đặt tách cà phê xuống trước mặt Nôrikô.

– Cảm ơn.

– Sao lâu về thế nhỉ… Không biết đứng có còn vững được nữa không…

Không trả lời thì không tiện; Nôrikô đành nói lùng bùng cái gì đó không rõ, và vội vành nốc hết chén cà phê.

– Nhỡ có tai nạn thì sao… Hay là có ca mổ cấp bách… Lúc bấy giờ biết làm thế nào…

– Còn thế nào nữa… Thì mổ thôi chứ sao…

– Nhưng nếu ông ấy say thì mổ sao được…

– Có cách gì khác đâu.

Giọng Nôrikô khó chịu rõ ràng.

Kaôru thấy lòng tràn ngập một nỗi lo lắng mơ hồ. Bác sĩ trực đi đâu mât, để hai chị em ngồi lại một mình…

– Có lẽ vẫn nên gọi điện chăng……

– Gọi làm gì…

– Ít ra cũng biết tiên sinh ở đàng ấy ra sao…

– Cô cứ ngồi xuống, và bình tĩnh lại.

– Thế nhỡ ông ấy quên mất là mình đang trực thì sao…

– Không đâu.

– Em lo quá – Kaôru nói, giọng kéo dài ảo não.

– Cô lo lắm à… Cô mà lo à… – Nôrikô nhìn Kaôru, vẻ khinh thị – Cô nói giùm tí coi, việc gì cô phải lo…

– Thế nếu có tai nạn thì sao…

– Cô nên nhớ kỹ lấy điều này: chúng ta không hề có trách nhiệm về việc đó.

Đôi kim trên mấy chiếc đồng hồ đặt trong phòng đều chỉ mười giờ kém mười.

Kaôru cảm thấy mình nên im lặng thì hơn, nhưng không sao trấn áp nổi mối lo đang làm cho cô tơi bời cả ruột gan lên.

– Hình như bác sĩ trưởng không biết tiên sinh uống rượu…

– Biết.

– Biết mà vẫn làm thinh à…

– Kìa sao cô cứ ám lấy tôi thế… Tôi có phải là bác sĩ trưởng đâu… – Nôrikô bỗng dưng phát cáu lên.

Câu chuyện tắt ngấm. Kaôru tưởng tượng cái dang cao và gầy của Naôê, gương mặt mệt mỏi, xanh xao của ông. Trong những đường nét cân đối, sắc gọn như đẽo của gương mặt ấy có một cái gì băng giá khiến người ta phải rùng mình. Trong cái vẻ điềm đạm của đôi mắt lạnh lùng ấy có một cái gì thật ghê sợ…

– Tiên sinh chưa có vợ thật ư… Băm bảy rồi còn gì…

Nôrikô gật đầu. Cô đặt chén xuống bàn và giở cuốn sách ra, nhưng mắt cô vẫn đờ đẫn nhìn vượt qua trang giấy, hướng về một nơi nào bên ngoài cửa sổ.

– Tiên sinh là một bác sĩ có tài năng lớn. Nghe nói trước kia dạy ở đại học… Giá đừng bỏ đi thì bây giờ đã giáo sư rồi… Tại sao tiên sinh lại chuyển bề làm ở đây… Một nhà phẫu thuật lỗi lạc…

– Muốn thế nào được thế ấy.

– Không, dù sao cũng thật khó hiểu… Ai lại bỏ một vị trí hiển hách như vậy trong một trường đại học thượng đẳng… Thật kỳ lạ

Nôrikô phì cười. Kaôru vẫn không buông.

– Người thì nói là do một chuyện yêu đương gì đấy, người thì lại nói là vi tiên sinh có chuyện xích mích với các giảng viên ở đấy. Chẳng thực sự ra sao…

– Chắc toàn chuyện láo toét cả.

– Ay, em cũng nghĩ như thế. Lưỡi không xương ấy mà. Có điều ông ấy khó hiểu thế nào ấy. Người đâu mà kỳ quặc.

Kaôru mới nói chuyện với bác sĩ Naôê được có vài lần, mà lại toàn chuyện công việc trong giờ làm, chứ chưa bao giờ có dịp nói chuyện riêng cả. Giữa hai người có một khoảng cách quá lớn về tuổi tác: gần hai mươi tuổi. Cô hiểu rằng Naôê suy nghĩ hay nói năng đều khác hẳn mình, nhưng ngay cả đối với các nữ y tá khác lớn tuổi hơn cô nhiều, ông bao giờ cũng vẫn khô khan lạnh lùng. Naôê bao giờ cũng tách mình ra khỏi mọi người và một mực tránh mọi sự giao tiếp.

– Sao bác sĩ chưa lấy vợ nhỉ… – Kaôru nói thì thầm, có chiều tư lự.

– Sao cô lại hỏi tôi chuyện ấy…

– Chắc chắn là nhiều người sẽ lấy làm sung sướng.. – Kaôru vốn tự cho mình là một giai nhân tuyệt thế, nhưng một vị hôn phu như Naôê… Sự chênh lệch về tuổi tác cô sẽ chẳng coi ra gì. – Kể cũng tiếc thật… – cô thở dài khe khẽ.

– Dĩ nhiên ông ấy có kỳ lạ thật – Nôrikô kết luận, và vừa lúc ấy tiếng chuông điện thoại reo lên.

– Để em nghe cho. – Kaôru nhảy bổ tới nhấc ống nghe lên. Một giọng đàn ông thô lỗ vang lên trong máy điện thoại.

– Alô. Trực ban cảnh sát khu Maruyama đây. Bệnh viện Oriental phải không… – Trong máy có thể nghe văng vẳng những tiếng còi xe hơi và những tiếng ồn ào ngoài phố. – Chúng tôi cần đưa một người bị thương tới bệnh viện, có được không…

– Có chuyện gì xẩy ra thế…

– Cũng chuyện thường thôi: mấy tên du đãng gây sự đánh nhau, có một tên ăn đòn rất nặng… Mặt vỡ toác ra. Máu tuôn như thác ấy.

– Đợi cho một chút. – Kaôru run rẩy trao ống nghe cho Nôrikô. – Có… du đãng… mặt bị… máu…

– Tôi nghe đây. – Nôrikô cầm lấy ống máy, – Chỉ có mặt bị đứt thôi à… Nạn nhân có còn tỉnh không…

– Rất tỉnh nữa là khác. Đang la hét om sòm. Chửi tục hết chỗ nói.

– Bao giờ các ông tới…

– Chúng tôi cho lên xe ngay bây giờ. Độ mười phút… à không, năm phút nữa thôi… Xe đã chạy rồi đấy, các cô đợi nhé.

Trong máy bắt đầu có tiếng tuýt tuýt liên hồi.

Nôrikô cố trấn tĩnh thật nhanh, và mắt nhìn vào tấm giấy trên bàn, bắt đầu quay số gọi điện, vừa quay vừa ra lệnh cho Kaôru:

– Còn cô chạy xuống phòng cấp cứu bật đèn, mở cửa ngay đi nhé. Nhớ mở máy khử trùng luôn.

Phía đầu dây nói bên kia trả lời ngay.

– Nhà hàng Printemps đây.

– Làm ơn cho biết Naôê tiên sinh có đấy không ạ…

– Naôê tiên sinh ạ…… Xin chờ cho một chút.

Trong ống máy nghe văng vẵng tiếng nhạc, tiếng cười nói lộn xộn. Tên nhà hàng Printemps nghe lần này là lần đầu, nhưng Nôrikô cũng hiểu ngay đây là một quán rượu. Mấy phút sau trong máy có tiếng phụ nữ vọng lại.

– Alô… Tiên sinh đi rồi ạ

– Đi rồi…

– Vâng. Khi đi tiên sinh có dặn chuyển số điện bốn trăm ba tám…

– Đợi cho một chút… – Nôrikô lấy bút ghi.

– Bốn ba tám – bảy hai – ba sáu. Tiên sinh đang ở chỗ ấy.

– Cám ơn cô.

Đang phiên trực mà đi uống rượu đã là quá quắt; đàng này lại la cà hết quán này đến quán khác, thật không thể nào tưởng tượng nổi. Nôrikô giận đến ngạt thở, nhưng lập tức tự chủ được: tức giận bây giờ nào có ích gì… Dù sao cũng chẳng có ai ở đây để trút giận lên đầu người ta được.

Cô lại nhanh nhẹn qua số điện thoại mới.

– Khách sạn Isêmôtô đây – một giọng đàn ông láu lỉnh trả lời.

– Ông làm ơn gọi giùm bác sĩ Naôê ra máy. Chắc bác sĩ đang ở phòng ăn – Nôrikô nói giọng lạnh lùng mà nhã nhặn, cố nén cơn giận đang làm cô nghẹt thở.

Trong ống máy nghe văng vẳng những câu trả lời của người hầu bàn đang nghe lệnh. Hình như đây là một hiệu cơm Nhật bản… Cái giọng đành ông láu lỉnh ban nãy vang lên:

– Có ngay đây ạ

Rồi một phút sau ống máy đó chuyển sang tay một người khác.

– Tôi nghe.

Lần này chắc chắn là giọng Naôê.

– Tiên sinh đấy ạ…

– Có việc gì xảy ra à…

– Vâng ạ, có người bị thương khẩn cấp lắm ạ

– Vết thương ra sao…

– Mặt bị đứt sâu, máu chảy nhiều ạ

– Đã về tới bệnh viện chưa…

– Vừa mới chở vào viện xong – Để trả thù Nôrikô quyết định nói dối như vậy.

– Liệu có phải khâu không…

– Thế nào cũng phải khâu ạ

– Được… – Naôê im lặng một lát như thể đang cân nhắc xem có nên về hay không. – Thôi được, tôi sẽ lên xe ngay.

– Tiên sinh đang ở đâu thế…

– Khu Sibuya

– Mãi tận đấy kia à…

– Nếu gặp được taxi thì đồ năm phút nữa tôi sẽ về đến nơi.

– Nhưng xin tiên sinh về thật nhanh cho. Tôi van…

Trong máy nghe đánh tách một tiếng cắt ngang lời Nôrikô. Kaôru từ phòng cấp cứu chạy lên. Nôrikô bấy giờ mới hoàn hồn. Cô thong thả đặt cái ống nghe nãy giờ vẫn cầm ở tay xuống cần máy.

– Đã bắt liên lạc được với tiên sinh chưa…

– Cô biết không… Ông ấy đang ở Sibuya đấy…

– Ở Sibuya… – Kaôru ngây người ra, mồm há hốc.

– Tôi ra cổng chờ xem sao.

Nôrikô lấy áp kế, vừa cầm lấy nắm cửa định mở thì xa xa đã nghe tiếng còi của xe cấp cứu nấc lên từng hồi.

– Họ đến đấy à…

Nôrikô và Kaôru cùng chạy ra cửa sổ, nhưng họ chỉ trông thấy những mảng tường đen của các nhà đối diện.

– Mặt bị đứt nhiều chỗ… Không biết bị đánh bằng vật gì…

– Nếu bằng chai thì sẽ có cảnh mảnh chai giắt vào đầu…

– Tiên sinh có về không…

– Tôi biết đâu đấy! – Nôrikô bực bội đáp.

Khi thang máy xuống đến tầng hai, tiếng còi xe nghe đã gần lắm.

– Cô vào phòng mổ lấy mấy chiếc kẹp vô trùng kim và chỉ khâu, lấy cả găng tay ra…

Nôrikô vào phòng cấp cứu lấy một tấm vải nhựa trả lên giường khám, rồi sang phòng ghi danh lấy một tờ bệnh án chưa ghi.

Tiếng còi rú từ sau góc phố tuôn ra nghe mỗi lúc một gần. Không còn nghi ngờ gì nữa: Xe cấp cứu đúng là đang chạy đến bệnh viện Oriental. Dù đã trải qua cái cảnh này bao nhiêu lần, Nôrikô cũng không quen được với cái cảm giác ớn lạnh ở sông lưng mỗi khi có xe cấp cứu chạy vào cổng bệnh viện. Trong sự chờ đợi khẩn trương có một cái gì thật nặng nề khó chịu. Thế là đêm nay phải vất vả suốt đêm rồi. Nôrikô tha thiết mong sao cho vết thương thật nhẹ, tuy giờ đây cô lo cho bệnh nhân ít hơn là lo cho sự yên tĩnh của mình.

Tiếng bánh xe lăn rào rạo. Tiếng còi đang rú rít điên cuồng bỗng im bặt, như thể đã mất hút cái mục tiêu mà nó đang đuổi theo. Chiếc xe cấp cứu hãm phanh ken két và dừng lại. Qua tấm cửa kính của căn phòng trước, có thể thấy ánh đèn chớp trên mui xe xoay tít. Nôrikô mở cửa phòng cấp cứu.

Thân xe sơn trắng phản chiếu những ánh đèn đêm sáng mờ mờ trong bóng tối. Hai cánh cửa sau xe được mở ra. Từ trên xe có mấy người nhảy xuống.

– Đưa vào chỗ nào đây… – Giọng nói người y tá tải thương hỏi gắt.

– Vào phòng ghi danh, đi lối này.

– Vào đấy thì bẩn hết. Mặt mũi áo quần của hắn đầu máu me bê bết…

– Không sao.

– Hắn uống say mèm, suốt dọc đường cứ rống lên như con quỷ.

Kíp tải thương đã kéo cái cáng có nạn nhân từ trong xe ra. Họ vây kín xung quanh cáng, cố sứ giữ người bị thương đang vùng vằng như điên như dại. Nôrikô nhìn đồng hồ. Từ khi gọi điện cho Naôê cho đến bây giờ đã quá năm phút. Mấy người tải thương khiêng nạn nhân vào phòng cấp cứu, những đôi giày nặng trịch của họ dẫm ầm ầm trong hành lang. Họ luôn miệng răn đe người bị thương: “Này này, có nằm im không nào, yên, yên, bình tĩnh nào”; nhưng tiếng nói của họ bị những tiếng gào thét điên cuồng của người say át hẳn đi.

– Làm ơn đưa vào đây.

Qua cánh cửa mở rộng, mấy người khiêng cáng đưa nạn nhân sang phòng ghi danh, đặt cáng lên cái giường con ở góc phía trong. Nôrikô tay cầm áp kế rụt rè bước lại gần nạn nhân.

– Đo huyết áp chút nhé……

– Đồ Ngưưưu!

Người bị thương máu me bê bết cố chồm dậy, nhưng mấy người tải thương đã nhanh nhẹn giữ hắn lại.

Hắn khua hai quả đấm la hét om sòm.

– Nào – nào, yên nào. Đây là bệnh viện kia mà.

– B – b – bệnh viện nào… Đđdđdâu nào…

Máu chảy ròng ròng trên mặt nạn nhân, đến nỗi khó lòng phân biệt được đâu là mắt, đâu là mũi.

Nhình thấy máu, hắn như phát dại, mắt trợn ngược lên, tay càng khua dữ. Thuốc mê chẳng có tác dụng gì đối với hắn. Thậm chí hắn cũng không để cho người ta lau máu trên mặt nữa.

– Biết làm cách nào bây giờ… Nôrikô tuyệt vọng lùi lại.

– Bác sĩ đâu…

Bây giờ mặt mũi mấy người tải thương cũng vấy máu đỏ lòm.

– Sắp đến ngay bây giờ.

– Nhanh lên với chứ!

– Nhưng mà…

– Để mãi thế này sao được: chúng tôi giữ không nổi, cô không thấy sao…

– Xin các ông đợi chút nữa…

Từ bỏ ý định đo huyết áp, Nôrikô lại chạy ra máy điện thoại. Moi được mảnh giấy trong túi ra, cô cuống quít quay đĩa số.

– Naôê tiên sinh đã đi chưa ạ…

– Naôê tiên sinh à…… à phải, đi rồi.

– Đã lâu chưa…

– Mới vừa đi xong.

– Tiên sinh có gọi được taxi không…

– À… tôi cũng không biết nữa.

– Cám ơn ông.

Đồng hồ trong phòng tiếp khách chỉ mười một giờ. Nếu Naôê khi ra khỏi tiệm ăn gọi ngay được taxi thì chắn hẳn sắp về đến nơi ngay bây giờ.

Từ phòng ghi danh vẫn đưa ra tiếng la hét của người bị thương và những tiếng quát mắng của những người tải thương đang giữ hắn. Không sao chịu nổi cơn ác mộng này, Kaôru chạy ra hành lang.

– Bao nhiêu là máu! – Cô sợ hãi đưa hai tay lên bưng mặt. Hai vai cô run bắn lên.

Sân hành lang từ phòng tiếp khách đến phòng ghi danh loang lỗ những vết máu nhơm nhớp.

– Biết làm thế nào bây giờ…

– Chúng ta làm gì được…

– Miễn sao bác sĩ Naôê về nhanh nhanh một chút!

– Cô cứ lải nhải mãi như thế làm gì… Dù có nhắc lại một trăm lần thì ông ấy chẳng về nhanh hơn được đâu, – Nôrikô bực bội quát lên, mắt vẫn không rời khung cửa chính.

Từ phòng ghi danh hai người bước ra và đi về phía hai cô y tá.

– Sao, bác sĩ vẫn chưa đến à… – Cả hai người đều lạnh như tiền, nhưng trong câu hỏi có thể nghe thấy một giọng bực bội được nén lại một cách vụng về.

– Thế này ạ… Bác sĩ có việc cần phải đi gấp, bây giờ thì sắp về đến nơn rồi.

– Có xa không…

– Không, ngay gần đây thôi.

– Không gọi điện được à…

– Không cần. Người ta sẽ trả lời là bác sĩ đã lên xe về bệnh viện rồi.

– Các cô làm sao thế, chẳng lẽ các cô không hiểu à… Nạn nhân ra máu nhiều thế kia…

– Xin các ông thứ lỗi cho, chúng tôi cam đoan là bác sĩ sắp về ngay bây giờ.

Nôrikô, đầu cúi gầm, cốn nén tiếng khóc. Naôê về đến nơi thế nào cô cũng cho ông ta biết!… Cô tự nguyền rủa mình vì đã để cho ông ta đi. Cuối cùng, khi đã hiểu ra rằng không thể chờ mong gì ở hai cô y tá, hai người cứu thương quay trở vào.

– Lại còn nói dối người ta nữa… Bây giờ rồi sẽ ra sao đây… – Kaôru hoảng hốt.

– Thì còn biết làm thế nào nữa…

Kaôru gật đầu, vẻ ngơ ngác.

– Lạy trời sao cho họ cũng đập vỡ cái đầu ông bác sĩ ấy đi một thể… – Nôrikô lầu bầu, giọng căm uất, mắt vẫn trừng trừng nhìn ra khung cửa đen ngòm.

Trên mui xe cấp cứu, ánh đèn đỏ vẫn nhấp nháy liên hồi. Nôrikô lại nhìn đồng hồ. Chưa đầy ba phút trôi qua. Lại có tiếng còi xe rú lên, lại có tiếng phanh rít trong sân. Hai cô gái chạy ùa ra cửa. Một viên cảnh sát bước vào.

– Nạn nhân ở đâu…

– Trong phòng ghi danh ấy…

– Hắn ra sao rồi…

– Ờ – ờ – ờ, nói chung là…

– Đã băng bó gì chưa…

– Chưa…

Viên cảnh sát lặng lẽ gật đầu và đi vào phòng ghi danh. Ngoài phố đã có mấy kẻ hiếu kỳ đứng lại nhìn ngó. Nôrikô nhắm mắt lại và bắt đầu đếm: “một, hai… ” Đếm đến sáu mươi thì được một phút.

Năm lần sáu mươi thì Naôê sẽ về. Nôrikô mới đếm được ba mươi thì cửa phòng mở toang và một người tải thương hiện ra trên ngưỡng cửa.

– Chị y tá ơi! Người bị thương đòi uống nước. Cho uống có được không…

– Nước à……

Vết thương không sâu, chắc không phải cấm uống nước làm gì, nhưng Nôrikô vẫn do dự.

– Hắn kêu là nếu không cho hắn uống, hắn sẽ chết ngay. Cổ hắn khô rang rồi chị ạ.

– Có lẽ cho uống in ít thì được, – cuối cùng Nôrikô quyết định.

– Thế chén đâu…

– Tôi sẽ đi lấy ngay. – Nôrikô chạy đi lấy chén. Cô đang đưa chén cho người tải thương thì có tiếng hét lanh lảnh của Kaôru:

– Bác sĩ! Bác sĩ về rồi!

Nôrikô quay ngoắt lại và trông thấy trong khung cửa tối om, bóng một người vừa bức vào. Trên ngưỡng cửa người ấy cởi giày rồi bước về phía họ: cao, gầy, vai phải hơi thấp hơn vai trái một chút.

– Tiên sinh!… – Nôrikô lao ra đón ông.

– Thế nào, công việc ra sao…

– Ra máu nhiều lắm; nhưng vùng vằng rất dữ, không sao đến gần được.

– Đem blouse!

Naôê cởi áo ngoài, bên trong chỉ còn lại chiếc sơ mi không có cà vạt. Nôrikô vào phòng lấy blouse ra đưa cho Naôê.

– Chúng tôi nói là tiên sinh có người gọi gấp nên phải đi.

Naôê lặng lẽ gật đầu rồi cúi xuống sát Nôrikô.

– Có mùi không…

Nôrikô nghếch mũi lên ngửi.

– Một chút thôi, hầu như không ngửi thấy.

Naôê ra quán rượu từ chập tối cách đây bốn giờ, nhưng trông không có vẻ say rượu, duy có gương mặt xanh hơn thường ngày một chút.

– Ta sẽ khâu chứ…

– Chuẩn bị xong hết rồi.

– Bệnh nhân gì mà hung hãn thế này! – Naôê vào phòng ghi danh, gương mặt sa sầm mày cau lại.

– Bác sĩ đây rồi! – Nôrikô mừng rỡ loan báo, và mấy người tải thương đang giữ người bị thương tức khắc lùi ra nhường chỗ cho Naôê. Ông đến cạnh cái cáng và nhìn kỹ vào mặt người bị thương.

– A – a – a, bác sĩ! Mày muốn gì… Đồ ngu! – Người say rượu chồm dậy khua lia lịa hai quả đấm.

– Naôê lùi lại một bước, xem xét vết thương.

– Lũ súc sinh! – Người bị thương bất ngờ tụt khỏi cáng và cố đứng dậy, nhưng mấy người tải thương nhanh như cắt đã chồm tới đè hắn xuốn. Đột nhiên hắn vung chân đá một cái thật mạnh.

– Này, này, yên nào!

– Buôn ra! Cút mẹ chúng mày đi!

– Yên cho bác sĩ xem nào!

– Không! Tao đi đây! Buông ra nào!

Mỗi lần hắn lắc đầu la lên một tiếng là máu từ vết thương lại phu ra như suối.

– Yên nào! Để người ta chữa cho!

– Cút đi! Cút hết đi!

Hắn chửi rất tục, rồi hít vào một hơi và nhỏ ra rất mạnh. Nước miếng phun thành tia xuống sàn. Naôê nãy giờ vẫn đứng yên như pho tượng, quay về phía viên cảnh sát, đưa mắt ra hiệu cho anh ta ra khỏi phòng. Viên cảnh sát ra theo.

– Hắn bị đánh bằng vật gì… Bằng chai phải không…

– Vâng. Hình như đánh từ phía trước, đánh thẳng vào mặt.

– Từ lúc ấy đến giờ độ bao lâu…

– Khoảng mười lăm, hai mươi phút.

– Hắn uống có nhiều không…

– Phải đến hai mươi mấy ly con Whisky là ít. Ấy là người ta nói với tối như vậy. Sau đó là một trận ẩu đả ra trò.

Từ sau cánh cửa lại đưa ra những tiếng la hét và chửi rủa man dại.

– Tụi bạn hắn bỏ chạy hết cho nên hắn mới nổi khùng như vậy.

– Hắn bao nhiêu tuổi…

– Hai mươi lăm.

Naôê gọi Nôrikô lại.

– Vào bật đèn phòng toa – lét lên.

– Phòng toa – lét…! Nôrikô hỏi lại, không dám tin ở tai mình nữa. Nhưng Naôê không đáp, quay về phía viên cảnh sát.

– Phải mang hắn vào toa – lét.

– Vào toa – lét… vào nhà xí ấy à… – Viên cảnh sát hỏi lại.

– Đúng thế. Vào nhà xí phụ nữ ấy.

– Rồi sao nữa…

– Rồi chốt cửa lại.

Viên cảnh sát ngờ vực nhìn Naôê.

– Ở trong ấy hắn sẽ tỉnh nhanh hơn. – Naôê thò tay vào túi lấy thuốc lá đưa lên miệng.

– Nhưng hắn vẫn ra máu thế kia…

– Không đáng lo. Nhà xí lát gạch men mà.

– Không phải chuyện ấy… Vấn đề là chảy máu như vậy hắn có chết được không…

– Theo tôi thì không. – Naôê đánh diêm châm điếu thuốc. – Anh đã lo cho hắn như vậy thì thỉnh thoảng có thể nhìn qua khoảng hở phía trên các vách ngăn của chuồng xí xem thử hắn ra sao.

– Thế là thế nào… Bác sĩ bảo nhìn từ đâu vào…

– Vắch ngăn giữa các chuồng xí phái nữ xây không thấu trần.

– Bác sĩ cho rằng… mất nhiều máu như vậy… không nguy hiểm sao…

– Máu sẽ tự khắc ngừng chảy. Riêng hiện giờ để máu chảy như thế con có ích nữa là khác. Huyết áp sẽ hạ xuống một ít, và hắn sẽ không còn có sức đập phá nữa. Làm như thế chưa hề có ai chết cả.

– Nhưng máu đầy người thế kia!…

– Lẽ tự nhiên: Bị thương ở trán, mà phải chảy xuống phía dưới. Cho nên có vẻ như bị thương rất nặng. Vết thương tuy rộng nhưng không sâu, thành thử chẳng có gì đáng lo ngại.

Từ trong phòng lại đưa ra những tiếng la hét.

– Còn đủ sức la hét như vậy, tức là sẽ sống.

– Thế thì đưa vào nhà xí à…

– Các anh cứ thay phiên nhau trông chừng, cứ năm phút coi một lần, khi nào hắn yên thì cho tôi biết.

Viên cảnh sát vừa nghe vừa nhìn Naôê, vẻ tư lự

– Sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu khâu. Bây giờ cô đưa họ vào toa – lét đi. Có gì thì lên phòng bác sĩ trực gọi tôi, – Naôê nói tiếp với Nôrikô, rồi bước về phía thang máy.

Phòng bác sĩ trực đặt ở tầng ba, ở cuối dãy phòng bệnh nhân. Khi Naôê đã vào buồng thang máy, viên cảnh sát lại quay về phía Nôrikô.

– Cô thấy thế nào, liệu hắn có qua khỏi không… Hả…

– Bác sĩ đã nói như vậy thì không có việc gì phải lo.

– Làm như vậy có tàn nhẫn quá không…

– Không quá đâu, – Nôrikô cắt ngang, tuy trong thâm tâm cô cũng thấy không kém phần ngờ vực.

Trong phòng ghi danh người say rượu đang la hét lồng lộn như một con thú nổi khùng. Viên cảnh sát giọng thì thầm để hắn khỏi nghe thấy, truyền đạt lệnh của Naôê cho mấy người tải thương. Anh ta càng nói thì vẽ ngỡ ngàng càng lộ rõ trên gương mặt họ – như thể họ đâm nghi không biết mình có nghe nhầm không.

– Có đúng thật không… Vào toa – lét à…

– Đúng thế đấy. Phía bên phải cầu thang.

Lúc bấy giờ Nôrikô đã bật đèn trong toa – lét. Cô mở cửa ra.

Vừa đưa mắt ngơ ngác nhìn nhau, mấy viên tải thương vừa xốc người say rượu lên cáng. Hắn ta vẫn tiếp tục chửi rủa rất hăng, không im lấy được một khoảnh khắc nào, nhưng khi ra đến cửa nhà xí, hắn đột nhiên câm bặt và kinh ngạc đưa mắt nhìn quanh. Mấy người tải thương liền thừa cô xốc nách hắn lên và đẩy mạnh hắn vào.

– Ê! chúng bây làm gì thế nào…! Quân khốn nạn! Ê…

Hắn giận dữ đấm thình thình lên cánh cửa. Nhưng cửa vẫn không lay chuyển chút nào, vì phía bên kia có hai người tải thương lực lưỡng chặn lại.

– Mở ra! Mở ra ngay, không nghe thấy à! Mở ra ngay lập tức!

Hai người tải thương không mảy may quan tâm đến những tiếng quát tháo của hắn, thản nhiên giữ cánh cửa.

Nôrikô đem một chiếc ghế đẩu lại.

– Có thể nhìn từ phía trên xuống xem hắn ra sao.

– Cứ năm phút một lần à…

– Chừng nào hắn hãy còn la hét thì chẳng có việc gì phải lo ngại.

– Thế sao, chúng tôi cứ phải đứng đây cho đến khi nào hắn yên mới thôi à…

– Rất tiếc, nhưng không có cách nào khác…

– Thế nhỡ có ngoẻo mẹ nó trong ấy thì sao…

– Các anh đừng lo. Tôi cũng sẽ theo dõi.

Hai người tải thương gần đầu, không lấy gì làm vui ve, rồi bỗng sực nhớ ra, họ yêu cầu:

– Cô làm ơn gọi về ban quản trị trạm xe cấp cứu nói rằng người bị thương đang phá phách cho nên chúng tôi chưa về được.

Khi nôrikô trở về phòng ghi danh, viên cảnh sát đang gọi điện thoại xác minh căn cước của nạn nhân.

Nôrikô nhờ anh ta gọi điện về trạm cứu thương rồi bước vào phòng. Kaôru đang thờ thẫn đứng trước máy khử trùng đang sôi sùng sục.

– Cô làm sao thế… – Nôrikô ngạc nhiên hỏi.

– Mặt hắn… trông thật là…

– Đáng đời!

– Trên trán hắn có một cái gì lấp lánh như thủy tinh ấy…

– Chắc là mảnh chai.

– Thật khủng khiếp!

Mặt tái mét, Kaôru đi vào phòng mổ lấy cặp ghim. Nôrikô pha xà phòng vào một xô nước và nhúng giẻ vào. Tấm vải nhựa trên giường con và sàn nhà ở xung quanh đều bê bết máu. Khi Nôrikô đã chùi sạch máu và tắt máy khử trùng, ngoài cửa, cạnh phòng ghi danh cô bỗng nghe thấy những giọng đàn ông thô lỗ đang nói thì rất hăng. Nôrikô nhìn ra hành lang. Hai người cảnh sát đang ra sức giải thích điều gì với mấy gã thanh niên mặc áo da vào áo săng – đai màu chói đang chen chúc trong hành lang.

– Kiểu đâu lại nhốt bệnh nhân vào nhà xí như vậy!

– Nhỡ người ta chết thì sao!

– Thế mà gọi là bệnh viện ư…!

Họ xô vào mấy người cảnh sát, vẻ hăm dọa.

– Chúng tôi có trách nhiệm gì đâu… Chúng tôi chỉ thi hành lệnh của bác sĩ! – Hai người cảnh sát phân trần.

Viên cảnh sát trực ngoảnh lại trông thấy Nôrikô.

– Cô gọi bác sĩ đi! – Anh ta nói, vẻ mỏi mệt. – Đây mấy vị này đang đòi giải thích tại sao người ta lại nhốt bạn họ vào nhà xí. Họ phát khùng lên khi nghe nói như vậy.

– Nào, gọi mau lên chứ! – Một trong những vị khách không mời quát vào mặt Nôrikô đang đứng ngây người không biết phải xử sự ra sao.

Nôrikô nhấc ống điện thoại, quay số. Sau hồi chuông thứ ba cô nghe thấy giọng nói điềm tĩnh của Naôê.

– Lại cái gì nữa thế…

– Có mấy người bạn của bệnh nhân đến. Họ bảo là họ muốn nói chuyện với bác sĩ.

– Họ muốn gì…

– Họ muốn bác sĩ giải thích cho biết tại sao lại nhốt bệnh nhân vào nhà xí.

– Cô nói cho họ yên tâm đi.

– Nhưng… Phải… Tốt hơn là chính bác sĩ xuống gặp họ.

Naôê lặng thinh.

– Tôi thiết ta mong bác sĩ xuống cho!

– Thôi được. – Trong máy có tiếng cắt đánh tách một cái rồi sau đó là tiếng tuýt tuýt ngắn. Nôrikô trở ra hành lang.

– Bác sĩ sẽ xuống ngay.

– Cứ thử không xuống mà xem! – Tốp người mới đến cười hể hả ngồi phịch xuống mấy chiếc ghế.

– Đó là mấy tay anh chị trong băng “K”. Bác sĩ sẽ giải thích cho họ nghe, và chắc họ sẽ hiểu, – viên cảnh sát nói thì thầm, vẻ ngượng nghịu như thấy mình có lỗi.

Máy khử trùng không bốc hơn nữa, và trong phòng cấp cứu lạnh hẳn đi. Mấy tên du đãng ngồi co ro, chân dẫm dẫm xuống đất cho đỡ rét. Cái chấm sáng gọi buồng thang máy chuyển từ số một sang số ba – (chắc Naôê vừa bấm nút gọi trên tầng ba) rồi lại chuyển xuống. Mấy tên du đãng và hai người cảnh sát nhìn theo cái chấm sáng đang di chuyển bên cửa cầu thang máy. Khi nó dừng lại ở con số một, họ đứng dậy cả một lượt. Cửa thang máy mở ra.

Naôê không mặc blouse, mà chỉ mặc chiếc sơ mi màu xanh nhạt. Ra khỏi cầu thang, ông nhìn qua cả bọn người kia một lượt, lặng lẽ rẽ sang bên phải, đi về phía cuối hành lang. Tốp du đãng và hai người cảnh sát nối đuôi nhau đi theọ Naôê đến cạnh hai người tải thương đang giữ cửa toa – lét.

– Thế nào rồi…

Hai người tải thương đang ngồi trên ghế đẩu vội vàng đứng dậy.

– Hình như yên rồi.

Naôê đứng lên ghế đẩy nhìn vào phía trong nhà xí.

– Ê! Mở ra! – Người bị thương bị nhốt trong nhà xí lại quát. Nhưng tiếng quát của hắn bây giờ nghe đã yếu hơn ban nãy. Naôê quan sát hắn vài giây rồi bước xuống và nhìn đồng hồ.

– Đã được mười lăm phút chưa nhỉ…

– Có lẽ được. – Hai người tải thương cũng nhìn đồng hồ.

– Cứ để hắn ngồi trong ấy một lát nữa.

Naôê rửa tay và ra khỏi phòng toa – lét. Mấy người kia lại nối đuôi nhau đi theo. Bọn du đãng vẫn im lặng nhưng trên gương mặt chúng có thể thấy rõ vẻ căm tức. Nôrikô, người lịm đi vì sợ hãi, đi theo sau cùng.

Naôê bước đi, không một mảy may chú ý đến những người đi sau lưng. ông đi qua chân cầu thang và đến gần thang máy, rồi đột nhiên đứng phắt lại và ngoảnh về phía sau.

– Vậy chứ các ông muốn nói gì…

Bọn du đãng im lặng nhìn ông.

– Ban nãy các anh la lối là cần nói chuyện với bác sĩ. Thế thì bây giờ nói đi, – viên cảnh sát giục họ.

– Nói chung thì… chúng tôi – cuối cùng môt. người đàn ông đã đứng tuổi mặc áo da mở miệng nói.

– Chúng tôi hầu như không biết người này, chỉ mới làm quen được một lát, và sở dĩ có chuyện cãi nhau chẳng qua vì một việc vặt có tính chất hình thức, – nhưng… nhốt người ta vào nhà xí… – Người đang nói có cái lưng gù gù trông rất chướng mắt, má bên trái có một cái nốt ruồi tròn đen đen. – Nhỡ hắn chết ở trong ấy thì sao…

– Không chết đâu, – Naôê khẳng định.

– Bác sì tưởng thế thôi chứ. Còn đối với hắn ta thì sao…

– Tôi không chữa những kẻ say rượu.

– Nhưng người ta bị thương nặng thế kia, mặt gần đứt đôi ra! Bác sĩ thử xem, bao nhiêu là máu.

Naôê lặng thinh.

– Sao, ông không nghe à… – Người đàn ông to tiếng lên.

– Ông không vừa lòng với bệnh viện của chúng tôi…

– Không phải, chúng tôi không vừa lòng với cách người ta đối xử với bệnh nhân ở đây!

Naôê quay về phía Nôrikô

– Cô đã điền vào bệnh án chưa…

Nôrikô lắc đầu.

– Điền vào đi. Và nhanh lên một chút.

Nôrikô vội vàng vào phòng ghi danh lấy ra một tờ bệnh án.

– Tên gì…

– Dzirô Tôda… – Viên cảnh sát nhìn sang bọn du đãng hỏi.

– Đúng. – Mấy chiếc áo da gật đầu một lượt.

– Có giấy bảo hiểm không…

– Có giấy bảo hiểm không ấy à… – Người có cái lưng gù gù quay về phía các bạn hỏi.

– Có… Hình như cũng có một thứ giấy bảo hiểm gì đấy.

– Đây nói là giấy bảo hiểm phòng trường hợp đau ốm ấy, – Naôê nói rõ thêm.

– Hình như có thì phải, – một tên du đãng đứng phía ngoài cùng nhún vai nói. Nhìn hắn có thể thấy rõ là hắn chẳng biết gì hết.

– Hắn có làm việc không…

– Hắn sống bằng trợ cấp.

– Trẻ thế mà sống bằng trợ cấp ư… – Viên cảnh sát trực hỏi.

– Chắc là trợ cấp thất nghiệp, – một tên du đãng thứ ba, hãy còn trẻ măng, ước đoán.

– Nói chung thì chúng tôi không biết chính xác lắm, – người có cái lưng gù gù kết luận.

– Như vậy tức là các anh chịu tiền tổn phí điều trị cho hắn…

Naôê đưa mắt nhìn cả bọn một lượt. Bọn du đãng im lặng nhìn nhau, rồi người có cái lưng gù gù nói:

– Hắn sẽ tự trả lấy.

– Trong khi chờ đợi, có lẽ các anh sẽ nộp tiền ứng trước…

-… Nói chung thì có thể được… Thế liệu hắn sẽ nằm bao lâu…

– Tối thiểu là hai tuần.

– Lâu thế kia à…

– Các anh muốn hắn nằm bao loại phòng nào…

– Nghĩa là thế nào… – Cái lưng gù gù lại tỏ ý ngạc nhiên.

– Ở đây có nhiều hạng phòng: Phòng thượng hạng, phòng hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và cuối cùng là phòng chung.

– Thế… thượng hạng là thế nào……

– Phòng hạng nhất nằm mỗi ngày trả chín ngàn yên. Phòng thương hạng mười ngàn rưỡi. Nhưng nếu nằm hạng này giấy bảo hiểm không có tác dụng. Phải trả bằng tiền mặt.

Tốp du đãng lại đưa mắt nhìn nhau.

– Nếu không có giấy bảo hiểm thì nằm phòng công cộng mỗi ngày một ngàn rưỡi yên, dù không chữa cũng phải trả.

– Hiện nay phòng chung không còn chỗ, – Nôrikô nhắc nhở.

– Các anh nghe thấy chưa… Hết chỗ rồi. Thế thì chỉ còn lại phòng hạng ba. Mỗi phòng ba người nằm. Ba ngàn yên. Hạng này được không…

– Ở đây không có vấn đề lựa chọn gì nữa. – Người có cái lưng gù gù ưng thuận sau một phút suy nghĩ.

– Nếu vậy, xin các ông nộp tiền tạm ứng. Năm mươi ngàn yên.

– Nộp ngay bây giờ à…

– Vâng.

– Nhưng… bây giờ đã khuya quá rồi…

– Theo tôi thì đối với các ông giờ này mới chỉ là giờ bắt đầu sinh hoạt, – Naôê cười gằn. Ông nhìn lên đồng hồ treo tường. Kim đồng hồ chỉ mười hai giờ kém hai mươi…

– Có lẽ bây giờ xin bác sĩ tạm nhận bệnh nhân không cần ứng tiền trước, có được không ạ…

Người có cái lưng gù gù nhoẻn miệng cười cầu tài. Naôê không nhìn hắn, đứng đọc tấm thẻ.

– Bác sĩ làm ơn…

Naôê im lặng.

– Chẳng lẽ bác sĩ không tin chúng tôi à…

– Tôi không tin.

– Sao…! – Người có cái lưng gù gù giật mình như bị con gì đốt, và chồm về phía Naôê. Viên cảnh sát vội vàng đứng xen vào giữa hai người. – Ông làm thầy thuốc kia mà!

– Vâng, tôi là thầy thuốc, – Naôê nhìn trừng trừng vào mắt người đàn ông.

– Thế thì ông là loại thầy thuốc tồi!

– Ở đây không nhận chữa những bệnh nhân không có địa chỉ, không có nơi làm việc và không có khả năng thanh toán tiền điều trị.

– Nhưng người ta ra máu nhiều thế kia! Nếu các người không nhận, nhỡ người ta chết thì sao!

– Ở đây đã có mấy trường hợp những bệnh nhân như thế làm khổ mọi người rồi đến khi ra viện không thèm trả lấy một yên.

– Bác sĩ cho rằng hắn là một người như thế ư…

– Bây giờ dù chỉ là thuê phòng ở thôi mà không ứng tiền trươc cũng không ai cho người ta thuê.

– Bệnh viện của ông như cứt ấy!

– Thay vì chửi bới, các anh kiếm đâu tiền trả tạm ứng nhanh lên thì hơn, – một viên cảnh sát can người có cái lưng gù gù.

– Nhưng tôi đã nói là hôm nay muộn quá rồi kia mà.

– Nếu thế thì xin tạm biệt các ngài.

– Ông nhất định không chịu nhận hắn à…

Naôê quay ngoắt đi và quả quyết bước về phía thang máy.

– Khoan đã – người đàn ông lại chặn Naôê lại. – Thế nhất định phải ứng tiền ngay hôm nay à…

– Thì tôi đã nói rồi.

– Ông có thể đợi cho một phút không…

Người đàn ông bực bội chặc lưỡi một tiếng rồi lôi các bạn sang môt. bên bàn bạc gì với nhau một lát.

Naôê trở vào phòng ghi danh, ngồi vào ghế rồi châm thuốc hút.

– Họ làm phiền ông quá, bác sĩ nhỉ, – viên cảnh sát cười ngượng nghịu.

– Phải, đến khổ với cái đám du đãng ấy.

Naôê vươn vai rồi nhìn đồng hồ.

– Cô thử ra xem hắn ra sao rồi.

– Vâng. – Nôrikô đi về phía cửa, nhưng cô chưa kịp mở thì gã đàn ông có cái lưng gù gù đã xông vào phòng.

– Vừa rồi chúng tôi đã tính thử xem cả bọn mỗi người có bao nhiêu tiền. Ba mươi ngàn yên, có được không… – Bây giờ thái độ hắn có vẻ ôn hòa hơn. – Sao… Bác sĩ đồng ý chứ…

– Thôi được. Nhưng hễ số tiền này sắp hết, tôi yêu cầu các ông nộp ngay số tiền còn lại.

– Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Có điều xin bác sĩ làm ơn quan tâm tới hắn một chút. Naôê cầm lấy ba tờ giấy bạc một ngàn trong tay hắn và ghi vào tờ bệnh án.

– Ố – ồ, ông bác sĩ. Hơi ông cũng có mùi rượu đấy – Gã đàn ông bỗng nhật xé t trong khi ngồi xuống chiếc ghế đẩu đặt ở trước mặt Naôê. Nhưng Naôê vẫn điềm nhiên đóng dấu vào thẻ và bắt đầu điền vào bệnh án, thậm chí cũng chẳng nhìn về phía sau hắn khi hắn nói câu vừa rồi.

– Do đâu có cuộc ẩu đả ấy… – Viên cảnh sát hỏi.

– À, vì một chuyện vặt gì đấy – gã du đãng nhún vai – Ngồi với nhau một lát rồi tự dưng sinh ra chửi nhau. Chẳng đâu vào đâu cả.

– Cái anh bạn mới này của các anh cũng thuộc bọn kia à…

– Tôi biết đâu đấy… Chúng nó chuồn hết mà.

– Thôi đừng vò.

– Thật thế đấy, – người có cái lưng gù gù nói quả quyết. Tôi nói dối làm gì…

– Mà thôi, cứ thế cũng đủ rõ lắm rồi, – người cảnh sát xua tay.

Vừa lúc ấy Nôrikô chạy vào phòng.

– Hắn tự dưng im bặt rồi ngồi bệt xuống sàn nhà xí.

– Thế à…

Naôê đưa mắt rất nhanh nhìn qua gian phòng một lượt.

– Dịch cái giường con lại gần đây, đặt chính giữa phòng ấy. Dụng cụ đã chuẩn bị xong cả chưa…

– Xong rồi ạ. Chỉ lụa cỡ số bốn ạ…

– Phải.

Nôrikô chạy ra báo cho tốp tải thương biết. Naôê xắn tay áo lên, khoác chiếc tạp dề polyetylen vào ngực. Viên cảnh sát và người đàn ông có cái lưng gù gù kéo chiếc giường con ra chính giữa phòng.

Tốp tải thương cáng nạn nhân vào.

– Đầu ở phía này

Quay cáng lại, mấy người tải thương đặt người đàn ông lên giường con, đầu quay về phía cửa sổ. Người bị thương mới phút trước còn hung hãn như vậy mà bây giờ đã nằm ngủ say sưa, đầu ngả ra phía sau, hai tay giang rộng. Kaôru cùng với Nôrikô khó nhọc cởi áo vét – tông và săngđai cho hắn. Thân hình hắn nặng nè, ngoan ngoãn và vô tri, như thể bao nhiêu sinh lực đều đã cạn hết. Khi trên người hắn chỉ còn có mỗi chiếc sơ – mi, Norikô cầm cánh tay hắn lên cài băng áp kế ào. Naôê cầm cổ tay bắt mạch và lắp ống chuyển áp.

Mặt người bị thương bê bết máu, nhưng máu đã ngừng chảy hẳn.

– Bình tiếp nước! Huyết thanh bốn trăm. Còn cô rót dung dịch ra chậu, – Naôê vừa ra lệnh cho hai cô y tá vừa cất ống nghe vào túi.

– Hắn có sao không… – Người có cái lưng gù gù hỏi.

– Không có gì nghiêm trọng. Yêu cầu những người không có phận sự lùi xa ra.

Cả bọn lùi lại một bước. Naôê đeo khẩu trang và đi găng cao su vào.

– Dung dịch.

– Đây ạ.

– Bông.

Nhúng mảng bông vào dung dịch, Naôê thận trọng đặt nó vào cạnh miệng vết thương. Lớp máu đông đã khô đặc thành vảy từ từ tan ra. Naôê làm như vậy mấy lần nữa thì gương mặt người bị thương bắt đầu sạch máu. Trên trán hắn toang hoác ba vết đứt dài: một vết đi chênh chếch xuống phía dưới chạy suốt khuôn mặt, qua má và khóe mắt. Chính giữa tránh thòi ra một mảnh thủy tinh hình chữ nhật dài khoảng ba phân, và trong đám tóc giắt rất nhiều mảnh chai vụn. Mấy tên du đãng ban nãy lùi ra xa bây giờ lại xúm xít bên chiếc giường con.

– Rửa tay chuẩn bị phụ cho tôi. – Naôrê ra lệnh cho Nôrikô.

Da mặt người bị thương trắng trẻo một cách bất ngờ, trông gần như trong suốt; nét mặt hắn gãy gọn, cân đối. Thậm chí cũng thật khó lòng mà đoán được rằng ở bên dưới cái mặt nạ bằng máu khô ban nãy lại có thể là một gương mặt tuấn tú đến thế.

– Thưa bác sĩ, sau này sẹo có mất đi không ạ… – người có cái lưng gù gù vừa hỏi vừa chăm chú và tò mò nhìn Naôê làm việc. – Sau vài ba năm chẳng hạn…

– Không. Sẽ còn mãi cho đến chết, – Naôê đáp trong khi dùng cặp banh – xét kẹp miệng vết thương lại.

Ba mươi phút sau mọi việc đã xong xuôi. Phải khau cả thảy hai mươi mũi. Họ băng kín trán và má nạn nhân lại rồi đưa lên tần ba, tần của các phòng bệnh nhân hạng ba. Hắn vẫn còn say nên hoàn toàn không đau đớn gì. Khi khâu mũi cuối cùng, thậm chí hắn cũng không hề nhúc nhích.

– Đặt mình tiếp huyết thanh: hai trăm phân khối glucoza và hai ống thuốc cầm máu. Đừng cho mấy tên kia vào phòng bệnh nhân, bảo họ đi đi cho nhanh. – Naôê dặn Nôrikô.

Ngay từ khi đang khâu các vết thương người ta đã đuổi đồng bọn của nạn nhân ra hành lang, và giờ đây viên cảnh sát trực đang chất vấn họ về trận ẩu đả.

– Naôê đã đi ra cửa, nhưng chợt như sực nhớ ra, ông đứng phắt lại, nói với Nôrikô:

– À, suýt nữa quên mất. Tôi có gọi món sushi ở cái quán ăn ban nãy…

– Ở đâu…… – Nôrikô ngơ ngác nhìn ông.

– Ngay lúc cô gọi điện lần thứ hai ấy. Tôi không đợi được, nhưng cũng nghĩ là khi nào xong hết những công việc vừa rồi có cái gì ăn cũng hay, nên đã trả tiền trươc cho người hầu bàn. Cô thấy thế nào… Nếu gọi điện bây giờ, họ có đưa tới đây không…

– Nhưng…

– Có thể gọi thêm cho cả cô và Kaôru nữa. Nhưng phải gọi điện đấy.

– Giờ này mà còn bắt họ dưa mãi từ Sibuya đến đây ư……

Lúc bấy giờ đã mười hai giờ rưỡi.

– Không sao, họ sẽ hiểu.

– Nếu được thế thì… xin cảm ơn.

Naôê đẩy cửa bước ra hành lang. Viên cảnh sát sốt sắng rút sổ tay.

– Tôi đã xác minh được địa chỉ.

– Ông làm ơn báo lại cho các cô y tá.

– Nhưng… tôi muốn được biết kết quả chẩn đoán.

– Bị thương ở trán và ở vùng má bên phải. Có điều là trong trường hợp này chữ thương phải viết có bộ thủ chứ không phải là bộ nhân, – Naôê nhìn trang sổ ghi qua vai người cảnh sát, nói thêm.

– Sao ạ, có sự phân biệt gì quan trọng chăng… – người cảnh sát hỏi.

– Dĩ nhiên. Người này bị thương có vết rách bên ngoài, mà chữ thương của ông thì dùng để chỉ những chấn thương ở bên trong.

– Tôi hiểu ạ. Xinh bác sĩ cho biết bao lâu nữa hắn mới khỏi hẳn ạ…

– Khoảng hai tuần.

– Có để lại vết sẹo không ạ…

– Đương nhiên.

– Sẹo có lớn không…

– Nếu là đàn bà thì coi như hỏng cả một đời, – Naôê đáp đoạn quay lại nhìn tốp du đãng đang chen nhau đứng sau lưng. – Nhưng đối với các ông này hình như có sẹo như vậy lại thêm phần uy vũ.

– Chả nhẽ sẹo rõ đến thế kia ư…

– Rõ à… Sẽ cổ quá hết sức.

Người có cái lưng gù gù đăm chiêu nhìn Naôê.

– Bác sĩ xử lý giỏi quá…

– Chẳng qua hắn say mèm không biết gì cho nên làm rất dễ. – Naôê cười.

– Thôi xin chào bác sĩ. Xin bác sĩ thứ lỗi cho chúng tôi đã làm phiền. – Viên cảnh sát cúi gập người xuống chào từ biệt, và kế theo, tốp du đãng cũng cúi chào theo, như một tốp búp – bê lên dây cót.

Khi Nôrikô và Kaôu đã cọ rửa xong các y cụ và dọn dẹp xong phòng tiếp bệnh nhân, người ở tiệm mang sushi đến. Mấy tên du đãng đang lúc bấy giờ đã chịu nghe những lời khuyên răn của viên cảnh sát bỏ ra về, và hai cô gái cùng trở lên phòng trực của họ ở tầng ba.

– Thế nào, ta ăn thôi chứ…

– Trông ngon lành quá, – Kaôru vừa pha trào vừa nhìn đĩa sushi. Lúc bấy giờ đã quá nửa đêm, hai cô gái đều đói như cào. – Thế mới biết tiên sinh cũng có khi tốt bụng.

– Để chuộc tội đấy. Ai lại bỏ cả cái bệnh viện cho hai đứa chúng mình mà đi…

– Thế tức là ông ấy cũng biết mình xử sự không tốt…

– Có vẻ như thế…

– Dù sao đó cũng là con người tuyệt vời.

– Cái con bé này ngốc quá đi mất, – Nôrikô phì cười, làm cho Kaoru phụng phịu hờn dỗi, – tốt hơn là nên tránh cho xa con người ấy.

– Nhưng tiên sinh xử lý vết thương tài tình quá, nhìn thật sướng mắt. Một vết thương phức tạp như thế mà… Khi mấy thằng cha đầu trộm đuôi cướp ấy xông vào, tiên sinh cứ tỉnh như không. – Kaôru cứ sôi lên sùng sục.

– Ông ấy là bác sĩ phẫu thuật. Họ đều như thế cả.

– Không phải thế đâu. Đấy như bác sĩ Kôbasi. Có hôm chở một bệnh nhân gãy chân vào, ông ta run bần bật cả người lên ấy.

– Kôbasi trẻ hơn, mà kinh nghiệm cũng ít hơn Naôê nhiều.

– Riêng em, em thích những người như Naôê hơn. Những người lạnh lạnh ấy.

– Thôi được rồi, – Nôrikô tủm tỉm cười – ngồi xuống mà ăn đi.

– Thế còn chị…

– Mình phải xuống tầng dưới lấy cái này: ban nãy bỏ quên.

– Để em xuống lấy cho; chị quên cái gì thế…

– Thôi khỏi. Không cần đâu. Ta cứ ăn đi cái đã.

… Nôrikô theo cầu thang đi xuống tầng dưới. Mới hồi nãy trong gian phòng cấp cứu thắp đèn sáng trưng, nhộn nhịp ồn ào như vậy mà bây giờ đã im phăng phắc, chỉ sáng mờ mờ dưới ánh đèn chong yếu ớt. Xuống hết cầu thang, Nôrikô rẽ phía trái và đi vào phòng ghi danh. Cô nhất máy điện thoại quay số bảy – số phòng của bác sĩ trực.

– Alô… – giọng buồn ngủ của Naôê đáp lại.

– Em đây, – Nôrikô nói khe khẽ như thể sợ có ai nghe thấy. – Chúng em vừa ăn tối xong xin cám ơn bác sĩ về món sushi.

– Không có gì.

– Hãy còn đấy. Anh không ăn nữa à…

– Không.

– Ăn một tí thôi nhé.

– Tôi đã bảo là không.

– Vâng em quen mất… Khi anh đi chưa về có bốn bệnh nhân đến; hai người đến thay băng, hai người đến tiêm. Chúng em đã làm đúng như đã dặn.

– Tốt.

– Còn một việc nữa: cụ Isikura kêu đâu dữ quá. Chúng em đã tiêm brobarin cho cụ, hai liều.

– Thế à…

– Sao ạ… Không đúng ạ…

– Ồ không, sao lại không đúng…

– Thế… anh đã đi nghỉ rồi sao…

– Tôi vừa đi nằm, đang đọc sách.

– Hôm nay anh uống nhiều, nên đi ngủ sớm một chút…

– Hết chưa…

– À… à…

– Còn gì nữa nào…

– Anh rỗi vào ngày mai hay ngày kia…

– Mai thì không rỗi; có việc.

– Thế còn ngày kia… Hay một ngày nào khác…

– Có lẽ ngày kia…

– Thế thì ngày kia, ở chỗ cũ nhé…

– Được, lúc sáu giờ. Này, em đang ở đâu đấy…

– Ở phòng cấp cứu. Chỉ có mình em Kaôru ở trên kia.

Naôê im lặng.

– Chúc anh ngủ ngon – Nôrikô buông máy xuống và hoan hỉ chạy như bay lên tầng ba.

Rate this post
admin:
Related Post
Leave a Comment