Dấu hiệu, triệu chứng, hội chứng mang tên riêng thường gặp trong y khoa – Phần 3

Dấu hiệu, triệu chứng, hội chứng mang tên riêng thường gặp trong y khoa – Phần 3

Bệnh Schroeder

(Schroeder Henry A., bác sỹ Mỹ)

(Còn gọi là bệnh cao huyết áp nội tiết)

Cao huyết áp ở người có rối loạn nội tiết tố: nhanh chóng bị béo phì (vào thới kỳ mãn kinh hoặc sau sanh), cao huyết áp, thoát máu ra đáy mắt, đường cong glucose máu bất thường, phì đại xương trán, rậm lông, có các vết rạn da. Giảm lượng Na và Cl trong mồ hôi.

Hội chứng Sicard

(Sicard Roger, nhà thần kinh học Pháp)

(Còn gọi là chứng đau dây thần kinh lưỡi hầu tự phát)

Đau dây thần kinh lưỡi hầu: đau dữ dội đột ngột ở một bên màn hầu khi ăn thức ăn cứng, miếng ăn nóng hoặc lạnh, đôi khi thậm chí sau khi ngáp hoặc cười to. Đau kéo  dài khoảng 2 phút. Đau lan xuyên ra lưỡi , hàm dưới, tai bên đó, đôi khi cả mắt.

Hội chứng Mikulicz-Sjogren

(Sjogren Henrik C., nhà nhãn khoa người Thụy điển) (Còn gọi là hội chứng viêm giác kết mạc khô)

Bệnh hệ thống mạn tính với suy tất cả các tuyến ngoại tiết: khô niêm mạc, viêm kết mạc, viêm giác mạc, giảm tiết nước mắt, viêm mũi, viêm họng – khí quản, viêm âm hộ, viêm âm đạo, khô miệng, to tuyến mang tai. Giảm toan dạ dày, bệnh túi mật mạn tính, bệnh tụy. Teo tuyến mồ hôi và nhờn, khô da, viêm da do ánh sáng, sợ ánh sáng, giãn mao mạch. Rối loạn Calci hóa của răng và xương, viêm đa khớp mạn tính, viêm động mạch kèm theo hoại thư chân tay.

Paraprotein máu, thiếu máu nhược sắc, giảm Fe huyết thanh. Bệnh nhân đa số là phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Thường có thuyên giảm và tái phát. Bệnh có thể do di truyền lặn theo nhiễm sắc thể thân (autosoma), nhưng hiện nay đa số cho là do tự miễn.

Hội chứng Torsten Sjogren

(Torsten Sjogren, nhà tâm thần học Thụy điển)

Nhiều khả năng là bệnh di  truyền  kiểu  lặn. Đục thủy tinh thể kèm thiểu năng trí tuệ: đục thủy tinh thể cả hai bên, chậm phát triển toàn diện, thất điều tiểu não, mất trương lực cơ, não nước nội.

Hội chứng Sudeck

(Sudeck Paul H.M., nhà phẫu thuật Đức)

(Còn gọi là hội chứng Sudeck-Kienbock, teo Sudeck, loãng xương Sudeck)

Teo các xương nhỏ bàn tay và chân sau chấn thương do căn nguyên thần kinh: Trong giai đoạn I da bên tổn thương đỏ và nóng, phù và yếu cơ; lông và móng mọc nhanh hơn. Trong giai đoạn II có xanh tím và lạnh, da teo và bóng, đau tự phát trong  xương  khi  nghỉ  ngơi và  cả sau gắng sức, cứng khớp, teo cơ,  móng bị nứt rách. X quang mất xương xốp từng ổ. Trong giai đoạn III đau sẽ ít đi, nhưng hầu như không thể cử động khớp được.

Bệnh múa giật Sydenham

(Sydenham Thomas, bác sỹ người Anh)

(Còn gọi là bệnh Sydenham, múa giật nhỏ, múa giật do thấp, múa giật Sydenham)

Tổn thương thể vân do viêm – nhiễm độc gây ra các các rối loạn vận động kiểu tăng động – giảm trương lực lan tỏa. Bệnh chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng các cử động múa giật điển hình và cử động nét mặt bất thường (kiểu như bộ mặt nhăn nhó), hơi kích động về tâm lý, không tập trung tư tưởng, giảm hoạt động. Trẻ nữ hay bị nhiều hơn. Múa giật thường kết hợp với các dạng khác của bệnh thấp khớp cấp, nhất là với viêm màng trong tim.

Bệnh Takayasu

(Takayasu Michishiga, bác sỹ Nhật bản)

(Còn gọi là bệnh viêm động mạch cánh tay – đầu)

Viêm động mạch gây tắc nghẽn ở khu vực thân cánh tay – đầuL không sờ được mạch ở tay, mạch ở chân bình thường, hạ huyết áp ở nửa trên cơ thể trong khi lại cao huyết áp ở nửa dưới cơ thể. Nhịp tim nhanh, tăng mẫn cảm với phản xạ xoang cảnh với khuynh hướng ngất xỉu, tiếng thổi ở quai động mạch chủ, rối loạn thị giác theo chu kỳ thậm chí mù thoáng qua. Cũng có thể tổn thương võng mạc vĩnh viễn do thiếu tưới máu. Đôi khi thay đổi dinh dưỡng của da và cơ, thậm chí teo. rụng răng, nghe kém, thậm chí điếc.

Bệnh Tay-Sachs

(Tay Waren, bác sỹ nhãn khoa Anh và Sachs Bernard P., nhà thần kinh học Mỹ) (Còn gọi là chứng ngu đần Tay-Sachs)

Bệnh di truyền lặn theo nhiễm sắc thể thân (autosoma) gây ngu đần và mù ở trẻ em: bệnh khởi phát ngay tháng tuổi thứ 4-6. Giảm thị lực tăng dần tới mức mù hoàn toàn, thiểu năng trí tuệ có thể tới mức ngu đần, các co giật kiểu co cứng – co giật, múa vờn, múa giật,

co thắt xoắn vặn. Thoái hóa võng mạc và teo dây thần kinh thị giác. Bệnh kéo dài khoảng 2 đến 3 năm. Thường chết do các bệnh gian phát do thiếu izoenzym A.

Bệnh Thomsen

(Thomsen Asmus J.T., bác sỹ Đức)

(Còn gọi là bệnh Thomsen, tăng trương lực cơ bẩm sinh)

Một kiểu tăng trương lực cơ, bệnh di truyền kiểu trội theo nhiễm sắc thể thân (autosoma), cũng có kiểu lặn theo nhiễm sắc thể thân nhưng ít hơn. Bệnh tường biểu hiện ngay sau khi sanh, trẻ khó bú, nét mặt cứng đờ, các bắp thịt phì đại rõ (cơ bắp Hercules), tăng tính kích thích của cơ.

Bệnh Tinel

(Tinel Jules, nhà thần kinh học Pháp)

Chứng to đầu chi không rõ nguyên nhân, có các cơn đau kịch phát ở các đoạn cuối của chi thể (các ngón) mà không có phù và hồng ban.

Bệnh Tolosa-Hunt

(Tolosa Eduard, bác sỹ Mỹ và Hunt William E., nhà phẫu thuật thần kinh Mỹ)

Viêm xoang hang hay phần trên ổ mắt: đau ở phía sau nhãn cầu một bên, liệt tạm thời các dây vận nhãn, đôi khi nhìn đôi. Thường gặp ở người tiểu đường.

Hội chứng Tourette

(Gilles de la Tourette Goerges E.A.B., nhà nội khoa người Pháp)

(Còn gọi là hội chứng Gilles de la Tourette, bệnh Gilles, bệnh Tourette, múa giật biến thiên)

Tổn thương thể vân gây tăng động: các tic, bất thường biểu cảm nét mặt (nhăn nhó), khịt mũi, khạc nhổ, giật vai, gật lắc đầu, động tác nhảy lắp đi lắp lại, văng tục, lắp. Khi bị kích thích thậm chí có các cử động kiểu múa giật. Trước đó thường có các lệch lạc trong cảm xúc và tính dục. Cũng có thể có yếu tố di truyền.

Hội chứng Troisier-Hanot-Chauffard

(Troisier Emile, Hanot Victor và Chauffard Anatole, các bác sỹ Pháp)

Bệnh tiểu đường trong xơ gan và xơ tụy, lách to và tăng sắc tố da: các vết mầu xám trên da mặt, bộ phận sinh dục và chân tay, tăng porphyrin trong nước tiểu, thường có teo buồng trứng, liệt dương và các rối loạn nội tiết tố khác. Có ứ trệ tuần hoàn cửa kèm cổ trướng, các dấu hiệu thể tạng chảy máu. Máu tăng Fe. Thường ở đàn ông trên 40 tuổi. Có dạng di truyền trội theo nhiễm sắc thể thân (autosoma), và có dạng do nhiễm độc, nhất là với các chất có chứa đồng.

Tam chứng Trotter

(Trotter Wolfred, nhà phẫu thuật Anh)

Phức  hợp  các triệu chứng khi có  các khối u nhỏ trong mũi họng: đau hàm dưới, lưỡi và tai ở một bên. Tai cùng bên giảm  thính  lực  và màn hầu cùng bên kém cử động. Về sau xuất hiện chứng co khít hàm, phù tuyến mang tai mà thường bị coi là viêm tuyến mang tai một bên.

Bệnh viêm tắc tĩnh mạch Trousseau

(Trousseau Armand, nhà nội khoa người Pháp)

Viêm tắc tĩnh mạch ở bệnh nhân có ung thư nội tạng: viêm tắc tĩnh mạch tự phát cấp tính. Điều trị kết quả kém, viêm thường tự biến mất khi đã loại bỏ được khối u nội tạng.

Hội chứng Turner

(Turner John W., bác sỹ người Mỹ và Kieser W., bác sỹ người Đức) (Còn gọi là bệnh loạn sản cơ – xương – tủy di truyền)

Bệnh loạn sản các tổ chức trung bì phôi, di truyền trội theo nhiễm sắc thể thân (autosoma): thiểu sản xương bánh chè, xương khủy tay kèm sai khớp đầu xương quay, loạn sản móng, tạo thành các chồi xương cân xứng hai bên ở các xương chậu. Còn có loạn sản các chi trên, phì đại xương trán, đôi khi có nhiều vết chàm cánh bướm. Một số trường hợp có thiếu chất sắt và các dấu hiệu thần kinh.

Dấu hiệu Bonnevie-Ullrich

(Ullrich Otto, nhà nhi khoa người Đức)

Vết chàm cánh bướm một bên cơ thể, thường ở chân tay, rất nhiều các  thiểu  sản  hoặc  bất sản của cơ. Các dấu hiệu khác tương tự như trong hội chứng Bonnevie-Ullrich.

Bệnh loạn dưỡng cơ Ullrich

(Còn gọi là bệnh loạn dưỡng cơ mất trương lực xơ hóa di truyền)

Nhiều khả năng di truyền kiểu lặn theo nhiễm sắc thể thân (autosoma), gây bệnh cơ có xơ hóa mất trương lực: Bệnh thường có ngay sau khi sanh, hệ cơ bắp yếu nhẽo, đặc biệt là các phần xa (bàn và ngón), hệ cơ trở nên cứng và co thắt cứng, xuất hiện gù vẹo, khó cử động các khớp, đặc biệt là các khớp gôc chi (vai háng). Cũng có thể tổn thương dây sọ, yếu mệt toàn thân. Bệnh về sau thường không phát triển, nhưng thường chết sớm do bệnh gian phát.

Dị dạng Volkmann

(Volkmann Richard von, nhà phẫu thuật Đức)

Bệnh di truyền trội theo nhiễm sắc thể thân, gây sai khớp cả hai mắt cá, mắt cá trong di lệch ra trước, các cơ ở bắp chân bị teo, xương đùi xoay ra ngoài, thường khuyết tật xương mác, đôi khi bất sản hoàn toàn. Tật ngắn chi, bất sản xương quay

Liệt do thiếu máu Volkmann

(Còn gọi là liệt Volkmann)

Co cứng các ngón tay hoặc ngón chân do tổn thương hệ cơ, hậu quả của rối loạn tuần hoàn. Thường thấy ở người trẻ tuổi sau khi gẫy xương canh tay. Đầu tiên có phù bàn tay, da bị xanh tím và nhợt nhạt kèm giảm cảm giác, rối loạn dinh dưỡng các ngón tay. Dưới khủy hay tạo thành các vết sẹo sâu, các ngón tay tạo thành dạng móng vuốt chim.

Ban xuất huyết Waldenstrom

(Waldenstrom Jan G., nhà nội khoa Thụy điển)

(Còn gọi là ban xuất huyết tăng globulin máu, ban xuất huyết loạn protein máu nguyên phát)

Các ban xuất huyết chu kỳ kèm tổn thương kiểu dị ứng mạch máu do paraprotein máu: ban xuất huyết nhỏ mạn tính, nhất là ở 2 chân. Máu đông và máu chảy bình thường. Tăng cao rõ rệt gamma globulin, tốc độ máu lắng. Bệnh tiến triển theo chu kỳ.

Bệnh Waldenstrom

(Còn gọi là bệnh đại globulin máu)

Nhiều khả năng di truyền trội theo nhiễm sắc thể thân: mệt mỏi, tái nhợt,  khó thở, to các hạch bạch huyết toàn thân, các dấu hiệu thể tạng xuất huyết thấy cả trong võng mạc, tai trong, hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa. Máu đông và máu chảy bị kéo dài. Tăng thời gian prothrombin, co cục máu bệnh lý, paraglobulin máu, đại globulin máu, thử nghiệm Sia dương tính. Tăng tốc độ lắng máu rõ. Đôi khi to gan và lách. Máu: thiếu máu rõ, hay là thiếu máu đẳng sắc, tăng bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu. Trong tủy xương đôi khi có tăng các tế bào tương bào. Bệnh hay có ở đàn ông 50-70 tuổi.

Bệnh Waterhouse-Friderichsen

(Waterhouse Rupert, bác sỹ người Anh và Friderichsen Carl, bác sỹ Đan mạch) (Còn gọi là bệnh Waterhouse-Friderichsen, nhiễm trùng màng não cầu ác tính)

Nhiễm trùng tiến triển dữ dội với suy thượng thận: khởi đầu đột ngột với sốt cao, đau đầu, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, xanh tím không ổn định tăng dần. Trong vòng vài giờ xuất hiện chảy máu dưới da và niêm mạc, ngất xỉu, co giật. Các dấu hiệu rối loạn đông máu mao mạch. Thường ở trẻ em và người bị cắt bỏ lách. Nhiễm trùng thường là mô não cầu, nhưng cũng thường có bị do phế cầu hoặc liên cầu.

Hội chứng Weber

(Weber Hermann D., bác sỹ Anh gốc Đức)

(Còn gọi là hội chứng Weber-Leyden, liệt Weber, liệt nửa người giao bên vận nhãn)

Dấu hiệu tổn thương thân não: liệt chân tay có dấu hiệu tổn thương tháp bên đối diện, liệt các cơ nét mặt bên đối diện trừ các cơ trán. Liệt các cơ lưỡi. Liệt các cơ vận nhãn cùng bên.

Bệnh Welander

(Welander Lars A., nhà thần kinh học Thụy điển) (Còn gọi là bệnh cơ phía ngoại vi muộn do di truyền)

Bệnh cơ di truyền kiểu trội theo nhiễm sắc thể thân (autosoma): bệnh khởi phát quanh tuổi 40-60, yếu cơ tăng dần, teo các cơ duỗi và cơ nhỏ ở ngọn chi ở tất cả các chi thể. Nổi trội lên là yếu các ngón tay, dẫn tới tư thế gấp các ngón. Các phản xạ gân yếu dần, nhất là phản xạ Achille. Các cơ gần trung tâm như ở đầu, cổ, lưng thì hiếm khi bị.

Chu kỳ Wenckebach

(Wenckebach Karel F., nhà nội khoa người Hà lan)

Khoảng P-Q trên ECG dần dần dài ra, cho tới mức mất hẳn phức bộ QRS. Hiện tượng này lặp lại theo chu kỳ.

Bệnh Werdnig-Hoffmann

(Werdnig Quido, nhà thần kinh học Áo và Hoffmann Johann, nhà thần kinh học Đức) (Còn gọi là bệnh teo cơ tủy sống tiến triển trẻ em)

Bệnh teo cơ tuần tiến: bệnh bắt đầu vào cuối thời kỳ trẻ bú mẹ. Teo cơ tăng dần ở đùi, khung chậu, lưng, về sau cả khối cơ bả vai cánh tay. Phản xạ yếu hoặc mất, nhưng cảm giác bảo toàn. Trong giai đoạn muộn có dấu hiệu hành não.  Cử  động  thở  dần  dần  bị  hạn chế, trường hợp nặng chỉ còn thở bằng cơ hoành.

Bệnh Werlhof

(Còn gọi là bệnh Werlhof- Wichmann, bệnh giả ưa chảy máu)

Biểu hiện lâm sàng của xuất huyết giảm tiểu cầu: chảy máu lớn đột ngột ở niêm mạc, chủ yếu là mũi miệng, cũng có thể (ít hơn) vào ống tiêu hóa, bàng quang, ở phụ nữ thì băng huyết. Chảy máu dưới da biểu hiện bằng các đốm xuất huyết có các kích thước không đều. Máu: thiếu máu thứ phát, giảm tiểu cầu, tiểu cầu bệnh lý, các dạng chưa trưởng thành, tiểu cầu khổng lồ… Máu chảy bị kéo dài, máu đông bình thường, co cục máu kéo dài hoặc không có. Trong tủy xương tăng tế bào nhân khổng lồ (megakaryocyte) với khuynh hướng bất thường. Lách hơi to. Bệnh thường ở trẻ em và thanh niên.

Sa sút trí tuệ Wernicke

(Wecnicke Karl, nhà thần kinh học và tâm thần học Đức)

Một dạng suy yếu tâm thần tuổi già: rối loạn tiếp thu, khoái cảm, ương ngạnh, bịa chuyện rất nhiều.

Bệnh não Wecnicke

Bệnh não rất nặng tiến triển tới chết. Có tam chứng: liệt vận nhãn, nhìn đôi,  mất  phản xạ, rối loạn ý thức. Ngoài ra còn có thất điều tiểu não, co giật, rối loạn thực vật, bệnh lý nội tiết thường kèm béo phì. Thường ở người nghiện rượu mạn tính, thiếu Vitamin B1 và xơ gan.

Liệt nửa người Wernicke-Mann

(Mann Ludwig, nhà thần kinh học Đức)

Liệt trung ương khi tổn thương bao trong: bên đối diện bị liệt cứng chân tay, lưỡi và mặt, nhưng cơ trán còn bảo toàn (do nhận phân bố thần kinh kép). Bệnh nhân có dáng đứng và đi đặc biệt gọi là tư thế Wernicke-Mann.

Bệnh Westphal

(Westphal Carl F.O., nhà thần kinh học và tâm thần học Đức) (Còn gọi là bệnh liệt chu kỳ)

Liệt nhẽo chân tay kịch phát, nhiều khả năng có tính di truyền trội theo nhiễm sắc thể thân. Liệt mềm, tiến triển thường là đột ngột, đặc biệt là về đêm. Phản xạ gân xương giảm hoặc mất. Tiền triệu: cảm thấy nặng ở chân, căng ở thượng vị, buồn nôn. Trong cơn lo sợ. Trường hợp nặng có thể tổn thương cả cơ tim và hệ cơ nội tạng. Máu: hạ Kali.

Bệnh West

(West W.J., nhà nhi khoa Anh)

(Còn gọi là bệnh não giật cơ ở trẻ em có loạn nhịp cao thế)

Co giật trẻ em biểu thị bằng một loạt co cơ kiểu gấp. Điện não đồ có loạn nhịp. Bệnh biểu hiện ở tuổi khoảng 2 tuổi. Về sau mang đặc trưng của bệnh động kinh. Thường có rối loạn trí tuệ.

Bệnh Willebrand-Jurgens

(Willebrand Erik A. von, bác sỹ Phần lan và Jurgens Rudolf, nhà huyết học Đức) (Còn gọi là bệnh giả ưa chảy máu di truyền)

Bệnh di truyền trội theo nhiễm sắc thể thân (autosoma) gây giảm tiểu cầu với các biểu hiện của thể trạng chảy máu. Bệnh biểu hiện ở tuổi còn đang bú, biểu hiện ở tuổi dậy thì ít có hơn. Chảy máu ở da, niêm mạc, mũi, lợi răng, còn vào ống tiêu hóa thì ít hơn. Nguy hiểm tính mạng khi chảy máu từ vết thương, ví dụ khi nhổ răng. Lách không to. Số lượng tiểu cầu bình thường, hình dạng cũng bình thường, chỉ có đôi khi giảm nhẹ. Nhưng trong tủy xương có tế bào nhân khổng lồ với các dấu hiệu thoái hóa kèm các không bào. Khả năng kết tập của tiểu cầu giảm, thời gian chảy máu kéo dài, nhưng đông máu và co cục máu bình thường. Bị bệnh chủ yếu là phụ nữ và ở họ bệnh cũng nặng hơn.

Bệnh Wilson

(Wilson Samuel A. Kinnier, nhà thần kinh học Anh) (Còn gọi là bệnh thoái hóa gan – đậu)

Bệnh di truyền kiểu lặn theo nhiễm  sắc  thể thân gây thoái hoá gan và nhân đậu: khởi đầu bằng run khi vận động chủ ý tăng tiến dần, giọng nói kiểu bùng nổ, giảm  biểu  cảm nét mặt, đổ thân mình ra trước, co cứng chân và tay, các cử động kiểu  múa  giật,  rối  loạn  tâm lý, thiểu năng trí tuệ. Dấu hiệu chẩn đoán là vòng mầu xanh lá cây quanh mống mắt, gọi là vòng Kayser-Fleischer. Xơ gan, lách to nhẹ, rối loạn  chuyển  hóa  saccharid  với  các  biểu hiện bệnh  tăng  insulin,  tiểu  ra  aminoacid, tăng bài tiết Cu ra nước tiểu và tích lũy đồng trong  gan và các  hạch  nền  não.  Trong  máu the::6À10:: ceruloplasmin, do vậy đồng sẽ tăng liên kết với albumin và từ liên kết này sẽ dễ dàng giải phóng ra các cơ quan. Dùng Penicilamin  làm cho tiên lượng khá lên.

Hội chứng Wolff-Parkinson-White

(Wolff Louis, bác sỹ Mỹ; Parkinson John, nhà tim mạch Anh; White Paul D., nhà tim mạch Mỹ) (Còn gọi là hội chứng Kent, hội chứng W-P- W)

Dị dạng dẫn truyền trong tim: có khuynh hướng nhịp nhanh kịch phát, chẩn đoán dựa vào ECG thấy khoảng P-Q ngắn lại và phức bộ QRS rộng ra kèm sóng delta. Khi nhịp tim nhanh có thể là do xung động truyền qua đường bên cạnh – cầu nối Kent.

Hội chứng Wright

(Wright Irving S., bác sỹ Mỹ)

(Còn gọi là hội chứng cơ ngực nhỏ)

Rối loạn tuần hoàn và phân bố thần kinh chi trên do chèn ép bó mạch thần kinh tại nách: nếu bệnh nhân đưa tay ra sau  đầu  thì mất mạch, gan bàn tay bị xanh tím lại, các ngón tay trắng nhợt, đau ở ngực lan lên bả vai. Thường thấy ở người kém tập luyện sau một gắng sức chủ yếu ở chi trên.

Dấu hiệu Young

(Young Frank G., nhà nội tiết họcAnh)

Các dấu hiệu tăng tiết somatotropin: tăng tiết sữa trong giai đoạn mang thai, béo phì, trẻ sơ sinh có trọng lượng lớn quá 4 kg, thường thai chết lưu. Về sau khi mãn kinh hay bị tiểuđường.

Hội chứng Youssef

(Youssef Abdel F., nhà phụ khoa người A rập)

(Còn gọi là chứng kinh qua đường tiểu sau mổ tử cung, ống thông bàng quang – tử cung sau mổ caesar)

Có ống thông giữa bàng quang với tử cung sau khi mổ caesar phần dưới: không kìm giữ được nước tiểu, tiểu ra máu trong thời kỳ hành kinh.

Hội chứng Zollinger

(Zollinger Hans U., nhà bệnh lý học Thụy sỹ)

(Còn gọi là viêm tiểu cầu thận trong mao mạch)

Hội chứng thận hư gây biến chứng viêm tiểu cầu thận: tiểu ra máu, tiểu ra protein, rối loạn protein máu, tăng cholesterol máu, phù. Các biểu hiện có thể kéo dài sau vài năm.

Viêm thận kẽ Zollinger

Viêm thận kẽ không nhiễm trùng.

Hội chứng Zollinger-Ellison

(Zollinger Robert M. và Ellison Edwin H., các nhà phẫu thuật Mỹ)

Khối u tuyến tụy của các tế bào D (A1) của tuyến tụy sản sinh ra gastrin (gastrinoma) với các ổ loét dạ dày tái đi tái lại. Đau lặp đi lặp lại ở vùng bụng, tiêu chảy, bệnh lý loét thường xuyên tái phát, ợ nóng và chảy máu vào trong ống tiêu hóa, tăng tiết dịch vị và tăng acid. Tiên lượng phụ thuộc đặc tính của khối u và luôn luôn là nghiêm trọng.

Phần 1: Dấu hiệu, triệu chứng, hội chứng mang tên riêng thường gặp trong y khoa – Phần 1

Phần 2: Dấu hiệu, triệu chứng, hội chứng mang tên riêng thường gặp trong y khoa – Phần 2

Rate this post
admin:
Related Post
Leave a Comment