Câu hỏi tình huống Sinh lý thận
I. Câu hỏi
1. Bệnh nhân huyết áp 80/50 mmHg có bị vô niệu không?
– Bình thường, Huyết áp trung bình(HATB) dưới 50mmHg, bệnh nhân sẽ vô niệu
– Trường hợp trên: HATB = 50 + 1/3(80 – 50) = 60 > 50
– Vậy bệnh nhân không vô niệu
2. Bình thường các tế bào cạnh cầu thận có tiết ra renin không? Nếu có thì có làm huyết áp tăng không?
Bình thường, các tế bào cạnh thận có tiết ra renin.
Trong máu có angiotensinas, phân hủy renin và angiotensin I, angiotensin II → không làm huyết áp tăng
3. Khi nồng độ ADH giảm thì lượng nước tiểu thay đổi như thế nào?
Giảm ADH → giảm quá trình tái hấp thu nước → lượng nước tiểu tăng.
4. Giải thích trường hợp bệnh nhân bị suy thận mãn, số lượng nephron chức năng giảm?
Suy thận mãn → lượng máu đến thận giảm → khả năng cung cấp O2 cho các nephron giảm mà thận lại nhạy cảm vs thiếu oxi (do có hệ thống mao mạch phong phú) → các nephron chết đi → giảm nephron.
Bình thường, thận tiết erythropoietin kích thích sản sinh hồng cầu → suy thận → thiếu máu → chết nephron.
II. Tình huống
1. Tình huống 1
Bệnh nhân nam 14 tuổi, da niêm mạc nhợt tình trạng tỉnh táonhưng mệt mỏi, siêu âm có dịch ở màng bụng, gan lách bình thường. Xét nghiệm:
Protein trong huyết tương: 40g/l
Albulamin trong huyết tương: 25g/l
Protein trong nước tiểu: 20g/24h
Hỏi:
Bệnh nhân được hội chẩn là hội chứng thận hư. Hãy giải thích các triệu chứng trên về lâm sàng và xét nghiệm?
Trả lời:
Thận hư: lỗ màng lọc rộng, màng lọc cầu thận mất điện tích âm.
Da niêm mạc nhợt: Bình thường thận sản sinh hormon erythopoietin, kích thích sản sinh hồng cầu → thận hư →giảm nồng độ hormon → thiếu máu → da niêm mạc nhợt.
Tỉnh táo nhưng mệt mỏi:
+ Lỗ màng lọc rộng, mất điện tích âm → các protein và các thành phần tích điện âm trong máu ra ngoài nước tiểu → protein và các chất có vai trò quan trọng → thiếu năng lượng → mệt mỏi
+ Thiếu máu → mệt mỏi
Dịch màng bụng: Protein và muối qua màng lọc → nồng độ máu và protein trong máu thấp, đặc biệt là albumin – protein chính đóng vai trò tạo áp suất keo giữ nước → khả năng giữ nước giảm → nước đi từ lòng mạch ra tạng rỗng → dịch màng bụng
Protein, Albumin trong máu giảm, Albumin trong nước tiểu tăng: Do lỗ màng lọc lớn, Protein ra nước tiểu.
*Gan, lách bình thường để phân biệt bệnh tại gan, lách
2. Tình huống 2
Bệnh nhân nữ 30 tuổi.Vào viện trong tình trạng cơ thể phù.Xét nghiệm thấy trong nước tiểu có huyết cầu (HC, BC, TC).
Chẩn đoán bị viêm cầu thận cấp.
Hỏi: Giải thích các dấu hiệu lâm sàng?
Trả lời:
Phù: Viêm cầu thận cấp, các phức hợp kháng nguyên kháng thể ở thận → gây tổn thương màng lọc cầu thận, phù nề mao mạch tiểu cầu thận → ảnh hưởng đến lượng máu đến thận
+ Lượng nước tiểu giảm → nước, muối ứ lại trong máu → qua thành mạch, vào khoảng gian bào → phù.
+ Kích thích tiết renin → tăng tiết aldosteron → tái hấp thu Na+ → kéo theo nước → phù.
Leave a Comment