CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO

Các phương pháp tái tạo dây chằng chéo trước

Tổn thương dây chằng chéo trước(DCCT) là hay gặp nhất trong các chấn thương khớp gối, theo thống kê mỗi năm có khoảng 200.000 ca phẩu thuật tái tạo DCCT ở Mỹ. Sau hơn 30 năm đã có rất nhiều phương pháp mổ DCCT ra đời, từ những ca mổ mở đầu tiên đến việc dùng nội soi hoàn toàn. Việc tái tạo bản chất là lấy sợi gân đưa vào vị trí của DCCT và cố định chắc vào 2 đầu xương đùi và xương chày. Vì vậy các phương pháp tái tạo DCCT đều dựa trên 3 vấn đề cơ bản:

  • Nguồn gốc và cấu tạo mảnh ghép
  • Vật liệu cố định mảnh ghép
  • Tái tạo theo giải phẩu.

1.Mảnh ghép

1.1 Tự thân

1.1.1. Gân bánh chè

Ưu điểm : là mãnh ghép lý tưởng cho việc tái tạo DCCT vì kích thước to, lực căng tốt đặc biệt là nhờ có cấu trúc xương-gân- xương nên mảnh ghép dây chằng sau tái tạo phát triển tốt và liền nhanh hơn.

Nhược điểm : Khó lấy gân, nguy cơ vỡ xương bánh chè, thoái hóa khớp chè đùi, duỗi khớp yếu và hay có đau mặt trước khớp gối…

1.1.2. Gân cơ chân ngỗng (hamstring)

Ưu điểm : mức độ vững rất tốt, ít ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của khớp gối.

Nhược điểm : hay có đau mặt sau trong gối, mất duỗi nhẹ và tổn thương thần kinh hiển bé gây tê bì mặt trước ngoài cẳng chân. Tuy nhiên các vấn đề này có thể khắc phục được theo thời gian và quá trình tập PHCN.

1.1.3. Gân cơ mác dài

Ưu điểm : độ chắc tốt, dễ lấy

Nhược điểm : chưa rõ ảnh hưởng đến chức năng bàn chân.

Ngoài ra có thể có dải chậu chày, gân cơ tứ đầu đùi nhưng thực tế ít dùng.

1.2. Đồng loại :

Hay dùng nhất là mảnh ghép gân bánh chè và gân gót. Có thể chỉ định cho những trường hợp bị tổn thương nhiều dây chằng, mổ lại hoặc người không muốn lấy gân tự thân. Tuy nhiên do những vấn đề về giá thành cao, các yếu tố về miễn dịch và quan niệm của người dân nên việc dùng mãnh ghép đồng loại vẫn còn hạn chế.

2. Vật liệu, phương tiện cố định.

  • Vít chèn (interference screw) : Gồm có vít kim loại titan đến vít sinh học tự tiêu và vít sinh học tự can vào xương
  • Vòng treo : cấu tạo gồm nút kim loại và vòng treo bằng chỉ siêu bền. Từ những vòng treo có kích thước chiều dài cố định đến những vòng treo tự điều chỉnh được độ dài.
  • Ngoài ra còn 1 số các loại vật liệu khác như chốt ngang, AO plastic spiked washer, Washerloc, Plastic spiked washer, Barbed ligament staples, Intrafix… nhưng hiện nay ít được sử dụng.

3. Tái tạo theo giải phẩu

3.1. Phương pháp 1 bó:

      

Đây là kỹ thuật kinh điển và phổ biến nhất hiện nay. Việc tái tạo dây chằng chéo trước bằng cách tạo một đường hầm ở xương đùi và một đường hầm ở xương chày và luồn mảnh ghép vào các đường hầm. Tuy nhiên việc sử dụng các vật liệu cố định khác nhau đưa đến các phương pháp không giống nhau như :

Bắt vít chẹn 2 đầu, vít treo cho xương đùi vít chẹn cho xương chày, vít chốt ngang ở xương đùi vít chẹn xương chày, vòng treo 2 đầu (all inside), treo 2 đầu kèm theo nẹp bắc cầu bên trong(internal brace).

3.2. Phương pháp 2 bó:

Là phương pháp tái tạo cả 2 bó theo giải phẩu của dây chằng chéo trước. Về mặt lý thuyết thì rất tốt tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ liên quan đến kích thước xương khớp gối cũng như mảnh ghép, nhu cầu vận động và khã năng tài chính của người bệnh. Có 2 phương pháp đang dùng là 2 bó 4 đường hầm và 2 bó 3 đường hầm.

Ngoài ra với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ sinh học, hiện nay có 1 số phương pháp mới như all inside kèm theo nẹp bên trong (internal brace), tái sinh lại dcct rách bán phần bằng PRP, khâu lại điểm bám dây chằng đứt đối với những trường hợp đứt dây chằng cấp

   

Hiện nay vẫn tồn tại nhiều phương pháp khác nhau, điều đó cho thấy vẫn chưa có phương pháp nào thật sự hiệu quả nhất. Tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao Bệnh viện 199, chúng tôi đã triển khai khá nhiều phương pháp và nhận thấy ko có pp tốt nhất, chỉ có pp phù hợp nhất cho từng bệnh nhân cụ thể!

Cre: Bác Cường 199

Rate this post
Nhung:
Related Post
Leave a Comment