1. TỔNG QUAN
-Giãn tĩnh mạch là tình trạng những tĩnh mạch bị xoắn, phình to. Bất kỳ tĩnh mạch nào cũng có thể bị , nhưng các tĩnh mạch thường bị ảnh hưởng nhất là ở chân và bàn của bạn. Đó là bởi vì dáng đi và đứng thẳng làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch của phần thấp cơ thể của bạn.
Đối với nhiều người, giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện – một biến thể phổ biến, nhẹ của chứng giãn tĩnh mạch – chỉ đơn giản là một mối lo ngại về mặt thẩm mỹ. Đối với những người khác, suy giãn tĩnh mạch có thể gây đau nhức và khó chịu. Đôi khi giãn tĩnh mạch dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như nguy cơ cao mắc các vấn đề về tuần hoàn máu.
Điều trị có thể bao gồm các biện pháp tự chăm sóc hoặc thủ thuật được bác sĩ thực hiên để đóng hoặc cắt bỏ tĩnh mạch.
2. TRIỆU CHỨNG
a. Dấu hiệu giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Tĩnh mạch có màu tím sẫm hoặc xanh dương
- Các tĩnh mạch bị xoắn và phồng lên; chúng thường giống như sợi dây trên chân bạn
b. Các triệu chứng giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Cảm giác đau nhức hoặc nặng nề ở chân
- Cảm giác nóng, đau nhói, chuột rút và sưng ở cẳng chân của bạn
- Đau trầm trọng hơn sau khi ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài
- Ngứa xung quanh một hoặc nhiều tĩnh mạch
- Da chỗ tĩnh mạch giãn bị đổi màu
Các tĩnh mạch mạng nhện tương tự như các tĩnh mạch giãn, nhưng chúng nhỏ hơn. Các tĩnh mạch mạng nhện được tìm thấy gần bề mặt da hơn và thường có màu đỏ hoặc xanh lam.
Các tĩnh mạch hình mạng nhện xuất hiện trên chân, nhưng cũng có thể được tìm thấy trên mặt. Chúng có kích thước khác nhau và thường trông giống như mạng nhện.
c. Khi nào gặp bác sĩ ?
Khi tĩnh mạch của bạn trở nên khác lạ và các biện pháp tự chăm sóc không ngăn được tình trạng tồi tệ hơn, hãy đến gặp bác sĩ.
Bạn nên tự chăm sóc bản thân – chẳng hạn như tập thể dục, kê cao chân hoặc mang vớ nén có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau do giãn tĩnh mạch và có thể ngăn chúng trở nên tồi tệ hơn.
3. NGUYÊN NHÂN
Các động mạch mang máu từ tim đến các mô còn lại và tĩnh mạch đưa máu từ các mô của cơ thể về tim, do đó máu có thể được tuần hoàn . Để đưa máu trở lại tim, các tĩnh mạch ở chân phải hoạt động chống lại trọng lực.
Các hoạt động co cơ ở chi dưới giống như một máy bơm, và các thành tĩnh mạch đàn hồi giúp máu trở về tim. Các van nhỏ trong tĩnh mạch của bạn mở ra cho máu chảy về tim sau đó đóng lại để ngăn máu chảy ngược lại.
Nếu các van này yếu hoặc bị hư hỏng, máu có thể chảy ngược lại và đọng lại trong tĩnh mạch, khiến các tĩnh mạch bị căng giãn.
4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
-
Tuổi. Nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng lên theo tuổi. Tuổi gây ra sự yếu đi của các van tĩnh mạch giúp điều hòa lưu lượng máu. Cuối cùng, sự yếu dần đó khiến các van cho phép một lượng máu chảy ngược lại tĩnh mạch của bạn, thay vì sẽ chảy về tim.
-
Giới . Nữ giới có nhiều nguy hơn nam giới. Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh có thể là một yếu tố vì nội tiết tố nữ có xu hướng làm giãn thành tĩnh mạch. Các phương pháp điều trị bằng hormone, chẳng hạn như thuốc tránh thai, có thể làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.
- Thai kỳ. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên, nhưng làm giảm lượng từ chi dưới về khung. Sự thay đổi trong tuần hoàn hỗ trợ cho sự phát triển bào, nhưng lại phát một số tác dụng phụ đáng tiếc khiến cho tĩnh mạch chi dưới to ra.
- Tiền căn gia đình. Nếu các thành viên khác trong gia đình bị giãn tĩnh mạch, có nhiều khả năng bạn cũng bị như vậy.
- Béo phì. Thừa cân làm tăng áp lực lên tĩnh mạch của bạn.
- Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Máu của bạn không lưu thông tốt nếu bạn giữ nguyên tư thế trong thời gian dài.
5. BIẾN CHỨNG
- Vết loét. Các vết loét gây đau có thể hình thành trên da gần các tĩnh mạchgiãn, đặc biệt là gần mắt cá chân. Một đốm đổi màu trên da thường bắt đầu xuất trước khi hình thành vết loét. Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình đã bị loét.
- Các cục máu đông. Đôi khi, các tĩnh mạch sâu bên trong chân to ra, chân bị ảnh hưởng có thể bị đau và sưng lên. Bất kỳ có cơn đau hoặc sưng chân thời gian dài cũng cần được chăm sóc y tế vì nó có thể là dấu hiệu của cục máu đông – tình trạng được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Chảy máu. Đôi khi, các tĩnh mạch gần da có thể vỡ ra. Điều này thường chỉ gây ra chảy máu nhẹ. Nhưng bất kỳ chảy máu nào cũng cần được chăm sóc y tế vì chúng có nguy cơ tái phát
6. PHÒNG NGỪA
Các biện pháp tương tự bạn có dùng để điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà có thể giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch, như:
- Theo dõi cân nặng của bạn
- Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ, ít muối
- Tránh giày cao gót và tránh mặc đồ
- Thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng thường xuyên
Leave a Comment