Một Số Hiểu Biết Về Run Sau Mổ – BS. Nguyễn Vỹ
Run (shivering) là biến chứng thường gặp sau gây mê, với tần suất 40 đến 60% sau gây mê toàn diện và 56,7% sau gây tê trục thần kinh. Run sau gây mê có liên quan đến sự khó chịu đáng kể cho bệnh nhân bao gồm tăng đau sau mổ, kích thích giao cảm, tăng nhu cầu oxy chuyển hóa, nhiễm axit lactic và sản xuất carbon dioxide. Kết quả làm tăng gánh nặng lên hệ thống tim phổi thông qua việc tăng lưu lượng tim và thông khí phút, có thể gây bất lợi cho những bệnh nhân có sức khỏe hạn chế.
Nhiều nghiên cứu cơ chế run sau gây mê, hậu quả của nó, các phương thức phòng ngừa và điều trị khác nhau dựa trên các bằng chứng ở người và động vật, nhưng chưa có sự đồng thuận rõ ràng về nguyên nhân gây ra run.
Mặc dù run sau gây mê có thể chứng minh là khó, nhưng hiểu biết và nghiên cứu sâu thêm là điều quan trọng để các Bs gây mê làm giảm tỷ lệ bệnh suất và tử suất đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ cao về tim mạch.
Run được định nghĩa như là hoạt động cơ học dao động của cơ xương tự phát , không tự ý kết hợp với việc tăng tiêu thụ oxy có thể lên đến 600%.
Tuy có các nguyên nhân khác nhau ,nhưng run có thể được chia thành run do điều nhiệt và không do điều nhiệt. Run do điều nhiệt xảy ra như kết quả của hạ thân nhiệt, và để duy trì bình ổn nhiệt độ, cơ thể sẽ co mạch và run. Run không do điều nhiệt ít được hiểu rõ hơn và có thể liên quan đến đau sau mổ, giải phóng các chất gây sốt nội sinh, phản xạ tủy sống không bị ức chế và sự ức chế tuyến thượng thận.
Run cũng xuất hiện ở những bệnh nhân bình thường sau phẫu thuật và ở những bệnh nhân mang thai trải qua thời kỳ chuyển dạ và sinh con.
– Crossley và Mahajan phân loại cường độ của run theo thang điểm sau:
0 = không run;
1 = không nhìn thấy hoạt động của cơ nhưng nỗi da gà, co mạch ngoại biên, hoặc cả hai (các nguyên nhân khác loại trừ);
2 = hoạt động cơ chỉ ở một nhóm cơ;
3 = hoạt động cơ mức trung bình ở nhiều nhóm cơ nhưng không run toàn thể
4 = hoạt động cơ bắp dữ dội toàn thân.
– Thang điểm đặc trưng hơn cho gây tê trục thần kinh
0 = không run
1 = run không can thiệp vào việc theo dõi hoặc gây lo lắng cho bệnh nhân
2 = run can thiệp vào việc theo dõi hoặc gây lo lắng cho bệnh nhân
Cơ chế gây run sau khi gây tê vùng không rõ , nhưng có thể xảy ra do giảm nhiệt độ trung tâm cơ thể do block giao cảm ; giãn mạch ngoại vi; tăng lưu lượng máu da, dẫn đến mất nhiệt qua da; nhiệt độ lạnh của phòng mổ; truyền nhanh dung dịch (dịch truyền) lạnh; và ảnh hưởng của các loại thuốc tê bảo quản lạnh trên các thụ cảm thể nhạy cảm với nhiệt trong tủy sống.
Phụ nữ mang thai
Mặc dù thiếu các nghiên cứu kiểm soát rộng rãi đối với nhóm đối tượng này, nhưng người ta cũng thấy có sự gia tăng nhiệt độ ở sản phụ đang chuyển dạ và sản phụ gây tê ngoài màng cứng. Một số lý do cho tình trạng tăng thân nhiệt bao gồm nhiễm trùng, nhiễm trùng ối, tăng chuyển hóa sinh nhiệt do gắng sức cơ bắp và sự có mặt của thai nhi. Run trong quá trình chuyển dạ xảy ra có hoặc không có gây tê trục thần kinh. Sản phụ gây tê ngoài màng cứng có nhiều khả năng run hơn nếu có run trước khi gây tê . Các lý do miễn dịch cũng được giả định run trong thời kỳ này.
Phương thức phòng ngừa và điều trị
Không dùng thuốc
Hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa đối lại việc điều trị run sau gây mê vì phần lớn các trường hợp đều liên quan đến hạ thân nhiệt. Các biện pháp vật lý đơn giản đã được mô tả bao gồm: tăng nhiệt độ môi trường phòng mổ, dùng chăn ấm bằng cotton , dung dịch sát trùng, dịch truyền, thuốc tê làm ấm trước khi dùng cho bệnh nhân…
Thuốc
Thuốc phiện
– Pethidin là thuốc được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi, hiệu quả với liều 25 mg tiêm tĩnh mạch.
– Tramadol ức chế sự tái hấp thu 5HT, dopamine ,noradrenaline và kích thích sự phóng thích 5HT.Liều 2mg/kg ở thời điểm đóng vết mổ bảo đảm đủ giảm đau , điều trị run và không tăng tác dụng phụ. Tramadol 0.25mg/kg kết hợp với 0.25mg/kg ketamine hơn tramadol 0.5mg/kg dùng đơn độc trong phòng ngừa run
Thuốc khác
– Nefopam thuốc giảm đau trung ương có tính chất chống run thông qua ức chế tái hấp 5HT, noradrenaline and dopamine.
– Clonidine chủ vận alpha 2 liều 150ug làm giảm tần suất run so với placebo
– Doxapram 100mg có hiệu quả run sau gây mê
– Magnesium and ketamine đối kháng với thụ thể NMDA cũng liên quan đến ngăn chặn run
– Physostigmine ức chế cholinesterase cũng phòng ngừa thành công lạnh run sau gây mê
– Ketanserin và ondansetron, đối kháng serotonin cũng chứng minh có hiệu quả điều trị run
– Midazolam kết hợp với ketamine cũng phòng ngừa lạnh run sau mổ
Tóm lại
Bệnh nhân được phẫu thuật và gây mê luôn có nguy cơ hạ thân nhiệt và run sau mổ do ức chế cơ chế bảo vệ điều nhiệt và liên tục mất nhiệt đến môi trường.
Theo dõi nhiệt độ trung tâm cùng với các biện pháp chủ động và thụ động để duy trì bình ổn nhiệt là chiến lược có hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ và những hậu quả lâm sàng không mong muốn do hạ thân nhiệt.
Sự lựa chọn thuốc điều trị run phải dựa vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, chú ý liều lượng với các phản ứng phụ tương ứng và kinh nghiệm cá nhân của chúng ta với mỗi loại thuốc.
Leave a Comment