1.TỔNG QUAN
Mắt cá và chai chân là những lớp da dày và cứng phát triển khi da bạn cố gắng tự bảo vệ do ma sát và áp lực. Chúng thường có trên bàn chân và ngón chân hoặc bàn tay và ngón tay.
Nếu những vết chai này gây khó chịu, bạn chỉ cần điều trị vết chai như loại bỏ nguồn ma sát hoặc áp lực sẽ làm cho các vết chai biến mất. Đôi khi chúng gây đau mặc dù kích cỡ nhỏ.
Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc một bệnh lí nào đó khiến máu lưu thông đến chân kém, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị biến chứng từ các vết chai này.
2.TRIỆU CHỨNG
a) Bạn có thể có mắt cá hoặc vết chai nếu bạn nhận thấy:
- Vùng da dày
- Một vết sưng cứng, nổi lên
- Căng hoặc đau dưới da
- Da bong tróc, khô hoặc sáp
b) Mắt cá và vết chai không giống nhau.
- Mắt cálà nút sừng hình nón, chủ yếu xuất hiện ở ngón chân, trung tâm màu trắng, vàng, có nút sừng ở trung tâm, đi lại tỳ ép vào thì đau có thể ở vùng lòng bàn chân, khác chai chân là có nút sừng ở trung tâm và đè ép vào khi đi lại gây đau.
- Vết chailà dày sừng khu trú thường ở bàn chân do áp lực liên tục ( đi lại, lao động ) nó thường không đau, biểu hiện là dày sừng màu trắng ngà vàng, cứng chắc.
c) KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ ?
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ cảm giác đau đớn hay tình trạng viêm trong vết chai, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bị tiểu đường và có vết chai, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay vì bạn có nguy cơ gặp phải biến chứng. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3.NGUYÊN NHÂN
- Đi giày không vừa vặn: Mang giày quá chật có thể chèn ép chân, trong khi đôi giày quá rộng thì sẽ làm cho bạn phải chà chân vào giày gây vết chai;
- Không mang tất: Mang giày không vớ sẽ làm tăng sự ma sát giữa bàn chân và đôi giày;
- Chơi nhạc cụ và sử dụng dụng cụ không đúng cách: Những hành động lặp đi lặp lại như chơi nhạc cụ hoặc thậm chí việc viết cầm có thể gây vết chai.
4.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
- Bướu Bunion: là một vết sưng nằm trên khớp của ngón chân cái của bạn;
- Biến dạng ngón chân: ngón chân hình búa
- Dị tật xương chân;
- Sử dụng các công cụ hoặc chơi nhạc cụ mà không bảo vệ bàn tay có thể gây vết chai;
- Mang giày không đúng kích thước.
5.CHẨN ĐOÁN
Bác sĩ có thể chẩn đoán vết chai bằng:
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân hoặc bàn tay và xem vết chai có phải là do dị tật khác như mụn cóc hoặc u nang;
- Chụp X-quang:có thể giúp bác sĩ quan sát kĩ hơn chân hoặc tay của bạn để phát hiện nguyên nhân gây ra vết chai;
6.XỬ TRÍ
Vết chai có thể được kiểm soát bằng cách giảm ma sát và áp lực lên bàn chân hoặc tay. Bạn có thể đeo găng tay, vớ và mang giày phù hợp hơn.
Nếu vết chai gây đau và khó chịu nhiều, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số phương pháp điều trị sau đây:
- Loại bỏ vùng da vết chai;
- Callus: một loại thuốc giúp điều trị vết chai dạng gel hoặc kem bôi;
- Thuốc loại bỏ vùng tổn thương: Dùng axit salicylicđể loại bỏ vùng da dày lên;
- Thuốc chống nhiễm trùng như thuốc mỡ kháng sinh giúp tránh nhiễm trùng;
- Tạo hình cho bàn chân bị dị tật để ngăn chặn vết chai;
- Phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả.
7.BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TẠI NHÀ
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Ngăn chặn vết chai phát triển bằng cách dùng miếng đệm chân;
- Ngâm tay hoặc bàn chân trong nước để làm mềm vết chai;
- Dùng đá tắm để chà vết chai nhẹ nhàng nhưng phải cẩn thận vì cọ xát mạnh có thể gây ra nhiễm trùng;
- Dưỡng ẩm cho da;
- Mang giày và tất phù hợp.
Leave a Comment