1.TỔNG QUÁT
Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em là một rối loạn hô hấp trong khi ngủ, nguyên nhân có thể do amiddan và hạch hạnh nhân họng quá lớn , làm cản trở luồng khí đi vào và đi ra của phổi. Hiện tượng này thường kéo dài từ 10 đến 30s, và có thể lên đến tận 400 lần trong 1 đêm.
Có sự khác biệt giữa chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em và chứng ngưng thở khi ngủ ở người lớn. Nguyên nhân cơ bản ở người lớn thường là béo phì, trong khi ở trẻ em, tình trạng cơ bản phổ biến nhất là phì đại amidan.
Chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển nhận thức và hành vi của trẻ.
2.TRIỆU CHỨNG
a) Trong khi ngủ, các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em có thể bao gồm:
- Ngáy
- Ngừng thở
- Thức giấc, khó ngủ
- Ngạt, ho hoặc nghẹt thở
- Thở bằng miệng
- Đổ mồ hôi vào ban đêm
- Đái dầm
- Thường xuyên gặp ác mộng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn không phải lúc nào cũng ngáy. Bé chỉ có thể bị rối loạn giấc ngủ.
b) Các vấn đề về nhận thức và hành vi ban ngày
- Hoạt động kém ở trường
- Khó tiếp thu, chú ý
- Có vấn đề học tập
- Có vấn đề về hành vi
- Chậm tăng cân
- Hiếu động
3.NGUYÊN NHÂN
Béo phì là một yếu tố phổ biến gây ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở người lớn.
Nhưng ở trẻ em, tình trạng phổ biến nhất dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là amidan phì đại và u tuyến. Tuy nhiên, béo phì cũng có vai trò nhất định đối với trẻ em. Các yếu tố tiềm ẩn khác có thể là rối loạn thần kinh cơ.
4.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Ngoài béo phì, phì đại amidan, các yếu tố nguy cơ khác của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em bao gồm:
- Hội chứng Down
- Bất thường ở hộp sọ hoặc khuôn mặt
- Bại não
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Bệnh thần kinh cơ
- Tiền sử gia đình về chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
5.BIẾN CHỨNG
Chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Không phát triển về thể chất, lẫn tinh thần
- Vấn đề tim mạch
- Tử vong
6.CHẨN ĐOÁN
Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh, như:
– Đo đa kí giấc ngủ (Polysomnogram): Các bác sĩ đánh giá tình trạng của con bạn trong một nghiên cứu về giấc ngủ qua đêm. Thử nghiệm này sử dụng các cảm biến áp dụng cho cơ thể để ghi lại hoạt động của sóng não, kiểu thở, tiếng ngáy, nồng độ oxy, nhịp tim và hoạt động của cơ trong khi con bạn ngủ.
– Ghi lại nồng độ õy qua đêm (Oximetry)
– Điện tâm đồ (ECG) .Trong điện tâm đồ, sẽ tiến hành bắt các điện cực để đo các xung điện của tim phát ra. Các bác sĩ có thể sử dụng điện tâm đồ này để xác định xem con bạn có bị bệnh tim hay không?
7.ĐIỀU TRỊ
Nhiều cách điều trị có thể được thực hiện để kiểm soát ngưng thở khi ngủ ở trẻ, điều trị có thể bao gồm:
– Giảm cân: nếu con bạn bị béo phì, hãy nói với bác sĩ điều trị để đưa ra những phương pháp kiểm soát cân nặng cho trẻ
– Tư thế ngủ: ngưng thở lúc ngủ có thể trở nặng khi nằm ngửa. Vì vậy hãy để con bạn nằm nghiêng 1 bên, đặt gối phía sau lưng để giữ con bạn không lăn ra nằm ngửa.
– Điều trị dị ứng mũi (nếu có)
Leave a Comment