HOẠI TỬ XƯƠNG HÀM SAU COVID-19 CÓ GÌ ĐÁNG LO NGẠI?
Gần đây, báo chí đăng tin nhiều về hoạt tử hàm (jaw necrosis) dựa trên nghiên cứu đăng trên BMC gần đây. Bài viết này chỉ ra con số ca này là cực kỳ thấp và có thể có nhiều lý do khác nhau dẫn đến hoại tử hàm ở những bệnh nhân này.
Nghiên cứu của các BS từ Ai Cập (1) chỉ ra 12 ca hoạt tử hàm, dựa trên các báo cáo về đau nhức xương hàm từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2021. Một số điểm chú ý về nghiên cứu này:
– Nghiên cứu này dạng hồi quy, báo cáo ca (case study) nên độ tin cậy không cao. Tốt nhất là nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng (randomized control)
– Có 12 ca hậu Covid-19 với hoại tử hàm, trong đó có 5 ca nhập viện và 7 ca ở nhà, không có ca nào nhập viện ICU (không có ca nào nặng)
– Tuổi trung bình là 56 tuổi, bị hoại tử hàm 5.5 tuần sau khi hết covid-19
-Tất cả BN đều dùng Steroid khi nhập viện (Corticosteroid tăng rủi ro bị hoại tử hàm)
– Tất cả BN đều bị tiểu đường (tăng rủi ro bị hoại tử hàm)
– Lý do hoại tử có thể là tổn thương mạch máu (do virus Sars-cov-2) răng rủi ro đông máu khiến nghẽn động mạch, kết hợp với viêm sưng do nhiễm trùng và các bệnh lý nền khác, khiến máu cung cấp vùng xương hàm giảm, dẫn đến hoại tử
– Không có dấu hiệu nhiễm trùng nấm xâm lấn nhưng tất cả các ca đều có nhiễm vi khuẩn
Kết luận:
– Tác giả ghi là nghiên cứu này chỉ ra hoại tử hàm sau khi Covid-19 là một quan ngại tiềm năng (Potential concern) chứ không chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa hậu Covid-19 và hoại tử hàm
– Trong thời gian khảo sát 01-08/2021 có khoảng 140,000 ca Covid-19 mới (2)
– Con số hoại tử xương hàm quá nhỏ 12 ca trên 140,000 ca Covid-19 (12/140,000 = 0.009%) thậm chí còn thấm hơn rủi ro bị hoại tử xương hàm do uống thuốc loãng xương là 0.01% (3)
– Tóm lại không nên quá lo lắng về rủi ro này
Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ
Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm máu của BS gia đình | Y Học Tổng Hợp (yhoctonghop.vn)
Leave a Comment