Trong những ngày đầu tiên đi lâm sàng, sinh viên Y khoa được học về những triệu chứng, dấu hiệu nhằm mục đích chẩn đoán sơ bộ bệnh lý trước khi đề nghị các cận lâm sàng cần thiết. Trong khi hiện nay có rất nhiều sách viết về triệu chứng học lâm sàng cũng như việc chẩn đoán và điều trị bệnh thì có rất ít cuốn sách viết về cơ chế bệnh sinh của các triệu chứng đó, để trả lời cho câu hỏi: Tại sao lại có những triệu chứng đó? Ý nghĩa của triệu chứng đó là gì? “Cơ chế triệu chứng học” là cuốn sách có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề này.
Vậy câu hỏi thường được đặt ra là tại sao lại xuất hiện những triệu chứng đó và mối liên quan của chúng với bệnh lý bệnh nhân đang mắc phải là gì? Đây là câu hỏi sinh viên phải trả lời trước khi tổng kết các triệu chứng lại thành hội chứng và hướng tới chẩn đoán đúng bệnh.
Cuốn sách “Cơ chế triệu chứng học” (Mechanisms of Clinical Signs) là một trong những cuốn sách tuyệt vời, dễ hiểu và toàn diện về triệu chứng học của mọi chuyên ngành Nội, Ngoại khoa. Cuốn sách được thiết kế hết sức thuận lợi cho việc tra cứu các triệu chứng một cách hệ thống.
Trong từng triệu chứng được mô tả, các tiêu đề cũng được thiết kế đồng bộ bao gồm: Mô tả, nguyên nhân, cơ chế, ý nghĩa. Các cơ chế được giải thích ngắn gọn nhưng đảm bảo tính chính xác, đủ giúp cho người đọc hiểu và áp dụng.
Nội dung cuốn sách bao gồm có 7 chương:
Chương 01: Triệu chứng học Cơ – Xương – Khớp
Chương 02: Triệu chứng học Hô hấp
Chương 03: Triệu chứng học Tim mạch
Chương 04: Triệu chứng Huyết học/Ung thư
Chương 05: Triệu chứng học Thần kinh
Chương 06: Triệu chứng học Tiêu hóa
Chương 07: Triệu chứng học Nội tiết
Cuốn sách “Cơ chế triệu chứng học” được dịch sang Tiếng Việt bởi nhóm dịch “Chia sẻ Ca Lâm Sàng”, rất chân thành cảm ơn các bạn đã bỏ công sức vào cuốn sách nhằm giúp sinh viên hiểu được tường tận các cơ chế của triệu chứng học Y học.
Đây thật sự là một cuốn sách hay, rất thiết thực cho các bác sĩ, sinh viên học tập và làm việc trên lâm sàng. Hi vọng này sẽ giúp ích được nhiều cho mọi người!
Leave a Comment